Trình tự thực hiện | Bước 1: Đại diện các cơ sở và phương tiện trước khi đưa vào hoạt động hoặc trong quá trình hoạt động nếu có sự thay đổi về công năng, tính chất sử dụng chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật. Bước 2: Tổ chức và cá nhân đến nộp hồ sơ tại : + Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh, số 258 đường Trần Hưng Đạo, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. + Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trên sông, số 25 Bis đường Tôn Thất Thuyết, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh. + Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận 1, số 258 đường Trần Hưng Đạo, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận 1, quận 10. + Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận 3, số 103 đường Lý Chính Thắng, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận 3. + Phòng Cảnh sát PC&CC quận 4, số 183 Tôn Thất Thuyết, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận 4, 7, huyện Nhà Bè, Cần Giờ. + Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận 6, số 149 đường Cao Văn Lầu, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận 6. + Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận 8, số 250 đường Tùng Thiện Vương, quận 8, thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận 8, 5. + Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận 9, số 02 đường Xa Lộ Hà Nội, quận 9 thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận 9, 2, Thủ Đức. + Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Quận 11, số 225 đường Lý Thường Kiệt, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận 11, Tân Bình. + Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Quận 12, đường Quốc Lộ 1A, Khu phố 2, Phường Trung Mỹ Tây, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận 12, huyện Củ Chi, Hóc Môn. + Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận Bình Thạnh, số 18A đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Bình Thạnh, Phú Nhuận. + Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận Gò Vấp, số 108 đường Phan Văn Trị, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Gò Vấp. + Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận Bình Tân, số 452 đường Kinh Dương Vương, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Bình Tân, huyện Bình Chánh. + Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận Tân Phú, số 2 đường T6, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Tân Phú. - Thời gian nhận hồ sơ của Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận & huyện, Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trên sông:Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13giờ đến 17giờ từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần và buổi sáng thứ Bảy hàng tuần (ngày lễ nghỉ). * Đối với cán bộ nhận hồ sơ: Kiểm tra hồ sơ Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy: + Nếu hồ sơ hợp lệ (hồ sơ có đủ giấy tờ theo theo quy định), cán bộ sẽ nhận hồ sơ và hẹn ngày trả hồ sơ; + Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cán bộ nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn một (01) lần cho tổ chức và cá nhân bổ sung theo quy định. Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu nhận hồ sơ chủ cơ sở hoặc người đại diện đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy chữa cháy, (Buổi sáng từ 7giờ 30 đến 11giờ 30, buổi chiều từ 13giờ đến 17giờ từ thứ Hai đến thứ Sáu và buổi sáng thứ Bảy hàng tuần (ngày lễ nghỉ). |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước |
Thành phần số lượng hồ sơ | * Thành phần hồ sơ: + Đơn đề nghị cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" (theo mẫu); + Danh mục chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ xin phép vận chuyển (theo mẫu); + Bản sao "Giấy chứng nhận đủ điều kiện vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ do cơ quan đăng kiểm cấp; biên bản kiểm tra điều kiện về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện cơ giới đường thuỷ, đường sắt; + Bản sao Hợp đồng cung ứng hoặc hợp đồng vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; + Bản sao các giấy tờ cần thiết đảm bảo phương tiện được phép lưu hành theo quy định của pháp luật (khi nộp hồ sơ phải có bản chính để đối chiếu); * Số lượng hồ sơ: 01 bộ. |
Thời hạn giải quyết | Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. |
Đối tượng thực hiện | Cá nhân, tổ chức. |
Cơ quan thực hiện | + Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh. + Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận, huyện; Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Trên sông. + Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố Hồ Chí Minh; Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quận, huyện; Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Trên sông. + Cơ quan phối hợp (nếu có): không có. |
Kết quả | Giấy phép |
Phí, lệ phí | Không có. |
Tên mẫu đơn | * Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu PC8); * Danh mục chất, hàng nguy hiểm cháy, nổ xin phép vận chuyển. |
Yêu cầu điều kiện | Tại Điều 12 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định : Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây: a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của phương tiện; b) Quy trình vận hành phương tiện, hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu, việc bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hoá trên phương tiện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; c) Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải được học tập kiến thức về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình đào tạo cấp giấy phép điều khiển phương tiện; đối với người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới có phụ cấp trách nhiệm và người điều khiển, người làm việc, người phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải có giấy chứng nhận đã qua huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền; d) Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu tính chất, đặc điểm của phương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy. |
Cơ sở pháp lý | * Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật số 27/2001-QH10, đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001. Ngày có hiệu lực: 04/10/2001; * Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy. Ngày có hiệu lực 16/5/2003. * Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 / 3 /2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ. Ngày có hiệu lực 24/5/2004. |
Lịch sử phát triển của xã hội loài người chúng ta đã chứng minh được tầm quan trọng của công nghệ. Nhờ việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, loài người chúng ta đã từng bước chuyển từ vị thế phải phụ thuộc vào tự nhiên, sang làm chủ thế giới, khai thác được tự nhiên để phục vụ cuộc...