Nghị định số 08 /2001/NĐ-CP

CHÍNH PHỦ

---------

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số :08 /2001/NĐ-CP

 

------------------------------

 

 

Hà Nội, ngày  22 tháng  02 năm 2001

 

 

 

 

Quy định về điều kiện an ninh, trật tự

đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

----------

 

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;

Căn  cứ  Điều 11 Pháp  lệnh  Lực  lượng  Cảnh  sát  nhân  dân Việt Nam ngày 28 tháng 01 năm 1989;

 

Đểtăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội;đảm bảo quyền kinh doanh hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt độngkinh doanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội;

 

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

 

 Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.Nghị định này quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một sốngành, nghề kinh doanh mà trong quá trình hoạt động có liên quan nhiềuđến an ninh, trật tự an toàn xã hội (sau đây gọi chung là ngành, nghềkinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự).

 

 

Mọitổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài khi kinh doanh tại Việt Nam trong những ngành,nghề quy định tại Điều 2 Nghị định này không phân biệt thành phần kinhtế đều phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định củacác văn bản pháp luật khác có liên quan.    

  

Điều 2. Những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự bao gồm :

 

1. Nhóm những ngành, nghề kinh doanh có “Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự” : 

    a) Nghề khắc dấu;  

  

b)Nghề sản xuất, kinh doanh, sửa chữa, cho thuê súng săn; sản xuất, kinhdoanh đạn súng săn; sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ;

 

c) Nghề  sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và những nghề sản xuất, kinh doanh có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

 

d) Kinh doanh khí đốt, chất lỏng dễ cháy; kinh doanh các toà nhà cao trên 10 tầng dùng làm khách sạn, nhà ở, văn phòng làm việc.

 

2. Nhóm những ngành, nghề kinh doanh phải cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự :

 

a) Cho thuê lưu trú; cho người nước ngoài thuê nhà;

b) Hoạt động in;

  c) Dịch vụ cầm đồ;

d) Kinh doanh karaoke; vũ trường; xoa bóp (massage).

3. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ Chính phủ có quy định tại văn bản riêng.

4. Căn cứ vào tình hình, yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về an  ninh,trật tự trong từng thời kỳ, Bộ Công an có trách nhiệm báo cáo đề xuấtChính phủ quyết định điều chỉnh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiệnvề an ninh, trật tự cho phù hợp.

 

Điều 3.  Nghiêmcấm mọi hành vi lợi dụng làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về anninh, trật tự để xâm hại đến an ninh, trật tự an toàn xã hội hoặc thựchiện các hành vi trái pháp luật khác.

 

 

Chương II

 

ĐIỀU KIỆN VỀ  AN  NINH, TRẬT TỰ THỦ TỤC

VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LÀM NGÀNH,

NGHỀ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

 

Điều 4. Các điều kiện về an ninh, trật tự gồm :

 

 

1. Điều kiện của chủ thể kinh doanh :

 

Ngườiđứng đầu cơ sở làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trậttự phải có lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp sauđây :

 

a) Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

 

b) Người bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố xét xử;

 

c)Người đang bị Toà án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề có liên quanđến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, cấm cưtrú, người đang chấp hành hình phạt tù, đang bị quản chế hoặc đang chấphành một trong các biện pháp xử lý hành chính khác : giáo dục tại xã,phường, thị trấn; đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bịquản chế hành chính;

 

d)Người có tiền án mà chưa được xoá án tích về các tội xâm phạm an ninhquốc gia, tội đặc biệt nghiêm trọng và các tội khác có liên quan trựctiếp tới ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.

 

2. Điều kiện về cơ sở kinh doanh :     

 

a) Đảm bảo các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc và vệ sinh môi trường;

 

b) Đảm bảo về trật tự, an toàn công cộng;

 

c) Địa điểm kinh doanh không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật.

 

Điều 5. Tổchức, cá nhân làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trậttự chỉ được hoạt động kinh doanh, sau khi được Cục Cảnh sát quản lýhành chính về trật tự xã hội Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh cấp “Giấyxác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự” (đối với nhóm nghề quy địnhtại khoản 1 Điều 2 Nghị định này) hoặc đã cam kết thực hiện đúng cácquy định, điều kiện về an ninh, trật tự với cơ quan Công an cấp tỉnhhoặc cấp huyện (đối với nhóm nghề quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị địnhnày).

 

 

Điều 6. Hồ sơ đề nghị cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự” bao gồm :

 

 

1. Đơn đề nghị cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự”;

 

2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

 

3. Bản khai lý lịch của người đứng đầu cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự.

 

Ngoàicác giấy tờ quy định chung trên đây, căn cứ vào các điều kiện về anninh, trật tự được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định nàyBộ Công an quy định hồ sơ cho từng ngành, nghề cho phù hợp.

 

Trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Cảnh sát quản lý hànhchính về trật tự xã hội Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh có trách nhiệmcấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự” cho tổ chức, cánhân làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự.Trường hợp không đủ điều kiện thì cơ quan Công an phải thông báo bằngvăn bản, nêu rõ lý do để tổ chức, cá nhân xin kinh doanh và cơ quanđăng ký kinh doanh biết.

 

Điều 7. Khicơ sở kinh doanh bị phá sản; ngừng hoạt động; giải thể; sáp nhập khôngkinh doanh ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này thìgiấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự hết hiệu lực. Trongtrường hợp thay đổi ngành, nghề kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 2Nghị định này thay đổi địa điểm kinh doanh hoặc thay người đứng đầu thìphải khai báo bổ sung hồ sơ với cơ quan công an đã cấp giấy xác nhận đểcấp đổi giấy mới.

 

 

Tổchức, cá nhân đề nghị cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trậttự” phải nộp một khoản lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.

 

Điều 8. Tổchức, cá nhân làm những ngành, nghề quy định ở khoản 2 Điều 2 Nghị địnhnày, khi nộp bản cam kết cho cơ quan Công an cấp tỉnh hoặc cấp huyệngửi kèm theo các loại giấy tờ sau đây :

 

 

1. Bản khai lý lịch của người đứng đầu cơ sở làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự;

 

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

Ngoàicác giấy tờ quy định chung trên đây, căn cứ vào yêu cầu bảo vệ an ninhtrật tự, Bộ Công an quy định cụ thể hồ sơ cho từng ngành, nghề cho phùhợp.

 

Điều 9. Cáctổ chức, cá nhân làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh,trật tự phải chấp hành đầy đủ các quy định sau đây trong quá trình hoạtđộng :

 

 

1.Có văn bản thông báo cho cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi đặtcơ sở kinh doanh thời gian chính thức hoạt động kinh doanh;

 

2.Thực hiện các quy định về an ninh, trật tự theo Nghị định này và hướngdẫn của Bộ Công an đối với từng loại ngành, nghề cụ thể;

 

 3.Có trách nhiệm phát hiện và kịp thời báo cho cơ quan Công an về các vụviệc hoặc nghi vấn có liên quan đến an ninh, trật tự trong quá trìnhkinh doanh;

 

 4. Chấp hành việc hướng dẫn và kiểm tra về an ninh, trật tự của cơ quan Công an có thẩm quyền.

 

Điều 10. Ngườiđứng đầu cơ sở làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trậttự phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ sở domình phụ trách.

 

Chương III

 

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC BỘ, NGÀNH,

ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG VIỆC  QUẢN LÝ

CÁC HOẠT ĐỘNG NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH

CÓ ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ

 

Điều 11. Bộ Công an :

 

              

1.Thống nhất quản lý nhà nước về an ninh, trật tự đối với các ngành, nghềkinh doanh có điều kiện quy định tại Nghị định này trên phạm vi cả nước;

 

2.Ban hành văn bản hệ thống biểu mẫu phục vụ công tác quản lý nhà nước vềan ninh, trật tự đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về anninh, trật tự quy định tại nghị định này;

 

3.Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ an ninh, trật tự cho lực lượngbảo vệ của các cơ sở làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về anninh, trật tự;

 

4.Quy định chế độ thông tin, báo cáo việc thực hiện các quy định về anninh, trật tự đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện theo quyđịnh tại Nghị định này;

 

5. Hướng dẫn  trìnhtự, thủ tục cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự” vàtiếp nhận cam kết thực hiện các quy định, điều kiện về an ninh, trật tựcho tổ chức, cá nhân làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về anninh, trật tự;

 

6.Hướng dẫn lực lựợng Công an các cấp tiến hành kiểm tra về an ninh, trậttự các cơ sở làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trậttự theo các nội dung sau đây :

 

a)Kiểm tra các giấy tờ hợp lệ về hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điềukiện về an ninh trật tự; nội dung kinh doanh ghi trong giấy phép vớithực tế của cơ sở đang hoạt động kinh doanh;

 

 b)Kiểm tra việc chấp hành các điều kiện về an ninh, trật tự theo quy địnhtại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Công an đối với từng loại nghề;

 

 c) Kiểm tra người và phương tiện có liên quan đến hoạt động của các cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định.

 

d) Việc kiểm tra phải thực hiện đúng thủ tục kiểm tra quy định hiện hành của Chính phủ về thanh tra kiểm tra doanh nghiệp.

 

Điều 12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an :

 

 

1.Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương, cơ quan đăng ký kinhdoanh các cấp có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân xin đăng kýkinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự  theo đúng quy định của pháp luật.

 

2. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài xin đầu tư vào lĩnh vực ngành, nghề kinh doanh cóđiều kiện về an ninh trật tự theo quy định tại Nghị định này;

 

Điều 13. BộTài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn việc thu và sửdụng lệ phí cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự” chocác tổ chức, cá nhân làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về anninh, trật tự.

 

Điều 14.Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an trongviệc quản lý, kiểm tra hoạt động của các tổ chức, cá nhân làm ngành,nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự do Bộ, ngành và địaphương mình quản lý.

 

 

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 15. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Nghị định này, được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.

 

 

 Điều 16.Tổ chức, cá nhân làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh,trật tự vi phạm quy định của Nghị định này và quy định của các văn bảnpháp luật khác có liên quan, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽbị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, thu hồi “Giấy xác nhận đủđiều kiện về an ninh, trật tự”, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo quy định của pháp luật.

 

 

Điều 17.Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện sai các quy định củapháp luật trong việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với cácngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Nghị định này thì tùytheo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chínhhoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.   

 

                                                

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 18.Tổ chức, cá nhân làm nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tựđã được cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự” theo Nghịđịnh số 17/CP ngày 23 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ, nếu đủ các điềukiện quy định tại Nghị định này thì vẫn được tiếp tục kinh doanh, màkhông phải làm bản cam kết hoặc cấp lại “Giấy chứng nhận đủ điều kiệnan ninh, trật tự”. Nhưng trong quá trình hoạt động kinh doanh, phảituân thủ các quy định tại Nghị định này và các văn bản hướng dẫn của BộCông an.

 

 

Điều 19. Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Nghị địnhsố 17/CP ngày 23 tháng 12 năm 1992 của Chính phủ về việc quản lý cácnghề kinh doanh đặc biệt.

 

 

Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.

                                                      

Điều 20.Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộcChính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này ./.

 

 

            TM. CHÍNH PHỦ

            Thủ tướng

              Phan Văn Khải

             (Đã ký)

  Thông tin chi tiết
Tên file:
Nghị định số 08 /2001/NĐ-CP
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
T-M Co., Ltd (tmvietnam@yahoo.com)
Website hỗ trợ:
http://tmpccc.com
Thuộc chủ đề:
Luật Phòng Cháy Chữa Cháy
Gửi lên:
10/04/2011 08:42
Cập nhật:
26/10/2020 05:55
Người gửi:
tmvietnam
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
N/A
Xem:
2294
Tải về:
7
  Tải về
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

Tầm nhìn phát triển

- Khát khao thương hiệu Việt. - Trong ngắn hạn: THIDACO củng cố hệ thống kinh doanh, hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hoàn thiện nhà máy và dây chuyền sản xuất… - Trung và dài hạn: THIDACO sẽ mở thêm nhà máy sản xuất, mở thêm các dịch vụ đi kèm nhằm hỗ...

Thăm dò ý kiến

Có nên thực hiện các đợt khuyến mãi sản phẩm?

Thống kê
  • Đang truy cập249
  • Máy chủ tìm kiếm29
  • Khách viếng thăm220
  • Hôm nay21,340
  • Tháng hiện tại292,289
  • Tổng lượt truy cập27,500,021
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi