Nghị định số 35/2003/NĐ-CP

NGHỊ ĐỊNH

SỐ 35/2003/NĐ-CP NGÀY 04 - 4 - 2003 CỦA CHÍNH PHỦ 
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU
 CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,

NGHỊ ĐỊNH:
Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghịđịnh này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy vàchữa cháy về phòng cháy, chữa cháy, tổ chức lực lượng phòng cháy vàchữa cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, đầu tư cho hoạt độngphòng cháy và chữa cháy và trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp, củacác Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong hoạt động phòngcháy và chữa cháy.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơquan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnhthổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy địnhcủa Luật Phòng cháy và chữa cháy và các quy định của Nghị định này;trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng theo quy định củađiều ước quốc tế đó.

Điều 3. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý và nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy;

2.Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện phápvề phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy vàchữa cháy theo quy định của pháp luật;

3.Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữacháy; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong tràoquần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; quản lý và duytrì hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặcđội  phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;

4.Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; xử lý hoặc đề xuất xử lýcác hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy; tổchức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn vềphòng cháy và chữa cháy;

5.Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiệnphục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổchức chữa cháy và giải quyết khắc phục hậu quả cháy;

6. Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

7.Tổ chức thống kê, báo cáo theo định kỳ về tình hình phòng cháy và chữacháy; thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháytrực tiếp quản lý những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toànvề phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức mình;

8.Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình xung quanh trong việcbảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy,nổ đối với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;

9. Tổ chức tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 4. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của chủ hộ gia đình

Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:

1.Thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp, giảipháp về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháytheo quy định của pháp luật;

2.Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; đôn đốc nhắc nhở các thànhviên trong gia đình thực hiện quy định, nội quy, các điều kiện an toànvề phòng cháy và chữa cháy; khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạmquy định an toàn về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;

3.Mua sắm phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiệnphục vụ chữa cháy; phát hiện cháy, báo cháy, chữa cháy và tham gia khắcphục hậu quả vụ cháy;

4.Phối hợp với các hộ gia đình, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việcbảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy,nổ đối với các hộ gia đình và cơ quan, tổ chức lân cận;

5. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 5. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cá nhân

1.Chấp hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu vềphòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiệnnhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy theo chức trách, nhiệm vụ được giao.

2.Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháytrong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo cácphương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng và các phương tiện phòngcháy và chữa cháy khác được trang bị.

3.Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụngnguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vàtrong bảo quản, sử dụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, viphạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

4.Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở nơi cư trú, nơi làmviệc; tham gia đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặcđội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiếnnghị với chính quyền địa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan,tổ chức nơi làm việc về các biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy vàchữa cháy.

5. Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

6.Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hànhnghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy và hoạt động phòng cháy và chữacháy khác.

Điều 6. Tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy

1. Tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng gồm tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành có liên quan hoặc chuyên về phòng cháy và chữa cháy.

2.Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi ban hành tiêu chuẩn Việt Nam,tiêu chuẩn ngành có liên quan đến phòng cháy chữa cháy hoặc tiêu chuẩnchuyên về phòng cháy và chữa cháy phải có ý kiến thống nhất bằng vănbản của Bộ Công an.

3. Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế về phòng cháy và chữa cháy được phép áp dụng ở Việt Nam trong các trường hợp sau:

a) Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;

b)Tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế có quy định an toàn về phòngcháy chữa cháy phù hợp hoặc cao hơn so với quy định của tiêu chuẩn ViệtNam và được Bộ Công an chấp thuận bằng văn bản;

c) Khi Việt Nam chưa có quy định mà tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với yêu cầu thực tế của Việt Nam và được Bộ Công an chấp thuận bằng văn bản.

4.Đối với những yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy mà trong tiêu chuẩnchưa quy định hoặc chưa có tiêu chuẩn quy định thì thực hiện theo hướngdẫn của Bộ Công an.

Điều 7. Chính sách đối với người tham gia chữa cháy

Ngườitrực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy mà bị hy sinh, bị thương,bị tổn hại về sức khoẻ thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy địnhcủa pháp luật. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợpvới Bộ Công an quy định và hướng dẫn cụ thể việc thực hiện.

Chương II

PHÒNG CHÁY

Điều 8. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ

Cơsở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Phòngcháy và chữa cháy gồm nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc,bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại,doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác quy định tại Phụlục 1 Nghị định này.

Điều 9. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở

1.Cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạtđộng và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải bảođảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a)Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn vềphòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chấthoạt động của cơ sở;

b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở;

c)Có văn bản đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với công trìnhthuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;

d)Hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nơi sử dụnglửa, phát sinh nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

đ) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; 

e)Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức huấn luyệnnghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữacháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; có phương án chữa cháy, thoátnạn và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

g)Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy vàchữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểmcủa cơ sở, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy địnhcủa Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có hệthống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy tại cơsở theo quy định;

h) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

2.Đối với cơ sở khác thì thực hiện điều kiện an toàn về phòng cháy vàchữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chấthoạt động của cơ sở đó.

3.Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điềunày phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạtđộng. Đối với các cơ sở quy định tại Phụ lục 2 Nghị định này trước khiđưa vào hoạt động phải được Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hoặcPhòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh chứng nhận đủđiều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

BộCông an quy định cụ thể mẫu "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháyvà chữa cháy", thủ tục cấp "Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháyvà chữa cháy".

Điều 10. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư

1.Có quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sửdụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặcbiển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểmcủa khu dân cư.

2. Có thiết kế và phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với khu dân cư xây dựng mới.

3. Hệ thống điện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

4.Có phương tiện phòng cháy và chữa cháy bảo đảm số lượng và chất lượngtheo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữacháy; có giải pháp chống cháy lan; có hệ thống giao thông, nguồn nướcphục vụ chữa cháy theo quy định; có phương án chữa cháy, thoát nạn vàđã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5.Có lực lượng dân phòng được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữacháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữacháy tại chỗ. 

6. Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.

Điều 11. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình

1.Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiếtbị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảođảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

2. Tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

3.Có dự kiến tình huống cháy, thoát nạn và biện pháp chữa cháy; có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động của hộ gia đình vàbảo đảm về số lượng, chất lượng theo hướng dẫn của Bộ Công an.

Điều 12. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới

1.Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giaothông cơ giới vận chuyển chất, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ phải bảođảm và duy trì các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

a)Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn vềphòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạtđộng của phương tiện;

b)Quy trình vận hành phương tiện, hệ thống điện, hệ thống nhiên liệu,việc bố trí, sắp xếp người, vật tư, hàng hoá trên phương tiện phải bảođảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

c)Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới phải được học tập kiếnthức về phòng cháy, chữa cháy trong quá trình đào tạo cấp giấy phépđiều khiển phương tiện; đối với người điều khiển phương tiện giao thôngcơ giới có phụ cấp trách nhiệm và người điều khiển, người làm việc,người phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trởlên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyểncác chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ phải có giấy chứng nhận đã quahuấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy có thẩm quyền;

d)Có phương tiện chữa cháy phù hợp với yêu cầu tính chất, đặc điểm củaphương tiện, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy địnhcủa Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy.

2.Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toànphòng cháy và chữa cháy gồm tàu thủy, tàu hỏa chuyên dùng để vận chuyểnhành khách, vận chuyển xăng dầu, chất lỏng dễ cháy khác, khí cháy, vậtliệu nổ, hoá chất có nguy hiểm cháy, nổ phải được thẩm duyệt về phòngcháy và chữa cháy khi chế tạo mới hoặc hoán cải và cơ quan đăng kiểmchỉ cấp chứng chỉ đăng kiểm sau khi Cục Cảnh sát phòng cháy và chữacháy hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Công an cấp tỉnh xácnhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

3.Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển các chất, hàng nguy hiểmvề cháy, nổ thuộc loại 1, 2, 3, 4 và 9 quy định tại Phụ lục số 1 Nghịđịnh số 13/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Chính phủ phải có"Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ" do Bộ Công ancấp.

Bộ Công an quy định cụ thể mẫu, thủ tục và thẩm quyền cấp "Giấy phép vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ".

Điều 13.Yêu cầu phòng cháy và chữa cháy khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mớihoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khuchế xuất, khu công nghệ cao

Khilập quy hoạch dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặckhu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải cógiải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau:

1.Địa điểm xây dựng công trình, cụm công trình, bố trí các khu đất, cáclô nhà phải bảo đảm chống cháy lan, giảm tối thiểu tác hại của nhiệt,khói bụi, khí độc do đám cháy sinh ra đối với các khu vực dân cư vàcông trình xung quanh;

2.Hệ thống giao thông, khoảng trống phải đủ kích thước và tải trọng  bảođảm cho phương tiện chữa cháy cơ giới triển khai các hoạt động chữacháy;

3.Hệ thống cấp nước bảo đảm việc cấp nước chữa cháy; hệ thống thông tinliên lạc, cung cấp điện phải bảo đảm phục vụ các hoạt động chữa cháy,thông tin báo cháy;

4.Bố trí địa điểm xây dựng đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở khu vực trungtâm, thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc và có đủ diện tích bảođảm cho các hoạt động thường trực sẵn sàng chiến đấu, tập luyện, bảoquản, bảo dưỡng phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ Công an;

5. Trong dự án phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

Điều 14. Yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy khi lập dự án và thiết kế xây dựng công trình

Khilập dự án và thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sửdụng của công trình phải có các giải pháp thiết kế về phòng cháy vàchữa cháy bảo đảm các nội dung sau:

1. Địa điểm xây dựng công trình bảo đảm khoảng cách an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh;

2.Bậc chịu lửa hay mức độ chịu lửa của công trình phù hợp với quy mô,tính chất hoạt động của công trình; có giải pháp  đảm bảo ngăn cháy vàchống cháy lan giữa các hạng mục của công trình và giữa công trình nàyvới công trình khác;

3.Công nghệ sản xuất, hệ thống điện, chống sét, chống nổ của công trìnhvà bố trí các hệ thống, máy móc, thiết bị vật tư bảo đảm các yêu cầu antoàn về phòng cháy và chữa cháy;

4.Hệ thống thoát nạn gồm cửa, lối đi, hành lang, cầu thang chung, cửa,lối đi, cầu thang dành riêng cho thoát nạn, thiết bị chiếu sáng và chỉdẫn lối thoát, thiết bị thông gió và hút khói, thiết bị cứu người,thiết bị báo tín hiệu bảo đảm cho việc thoát nạn nhanh chóng, an toànkhi xảy ra cháy;

5.Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giớihoạt động bảo đảm kích thước và tải trọng; hệ thống cấp nước chữa cháybảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy;

6.Hệ thống báo cháy, hệ thống chữa cháy và phương tiện chữa cháy khác bảođảm số lượng, vị trí lắp đặt và các thông số kỹ thuật phù hợp với đặcđiểm và tính chất hoạt động của công trình;

7. Trong dự án và thiết kế phải có dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

Điều 15. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng

1.Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng gồm các khoảnkinh phí cho hạng mục phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 13 vàĐiều 14 của Nghị định này và các khoản kinh phí khác phục vụ việc lậpdự án, thiết kế, thẩm duyệt, thử nghiệm, kiểm định, thi công, nghiệmthu về phòng cháy và chữa cháy. Kinh phí phòng cháy và chữa cháy trongđầu tư, xây dựng phải được bố trí ngay trong giai đoạn lập dự án quyhoạch, dự án đầu tư và thiết kế công trình.

2.Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Công an quy địnhđịnh mức kinh phí phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư và xây dựng.

Điều 16. Thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy

1.Dự án, công trình hay hạng mục công trình (sau đây gọi chung là côngtrình) quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này thuộc mọi nguồn vốn đầu tưkhi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng phải có thiếtkế về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan có đủ năng lực thiết kế vàphải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy trước khi thi công.

Côngtrình không thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này khi xâydựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng vẫn phải có thiết kếbảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của phápluật nhưng không bắt buộc phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.

Căncứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, BộCông an trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung, sửa đổi danh mụccác dự án, công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòngcháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục 3 Nghị định này cho phù hợp.

2.Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền chịu trách nhiệmthẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án quy hoạch, dựán xây dựng và thiết kế công trình quy định tại khoản 1 Điều này theonội dung quy định tại Điều 15 Luật Phòng cháy và chữa cháy và Điều 13hoặc Điều 14 của Nghị định này. Văn bản thẩm duyệt về  phòng cháy vàchữa cháy là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệtdự án, thiết kế và cấp phép xây dựng. Bộ Công an quy định phân cấp thẩmduyệt về phòng cháy và chữa cháy.

3. Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm:

a)Văn bản đề nghị thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư,trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phảicó văn bản ủy quyền kèm theo;

b) Bản sao giấy phép đầu tư và chứng chỉ quy hoạch hay thoả thuận về địa điểm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;  

c)Các bản vẽ và bản thuyết minh thể hiện những nội dung yêu cầu về phòngcháy và chữa cháy quy định tại Điều 13 hoặc Điều 14 của Nghị định này.

Hồsơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy gồm 03 bộ, nếu hồ sơ thể hiệnbằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo và hồsơ phải có xác nhận của chủ đầu tư.

4.Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành đồng thời với việcthẩm duyệt về xây dựng. Thời hạn thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháyđược tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:

a) Không quá 20 ngày làm việc đối với dự án quy hoạch, dự án xây dựng;

b)Không quá 30 ngày làm việc đối với thiết kế kỹ thuật công trình  nhómA; không quá 20 ngày làm việc đối với công trình thuộc nhóm B, C.

Phân nhóm dự án công trình A, B, C tại điểm này thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

5. Kinh phí cho việc thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được xác định trong vốn đầu tư của dự án, công trình.

Bộ Tài chính thống nhất với Bộ Công an quy định mức phí và lệ phí thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 17.Trách nhiệm của cơ quan thiết kế, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và cơquan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng công trình

1. Cơ quan thiết kế về phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm:

a)Thiết kế bảo đảm các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; chịu tráchnhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế trong thời gian xây dựng và sửdụng công trình;

b) Thực hiện giám sát tác giả trong quá trình thi công xây lắp công trình;

c) Tham gia nghiệm thu công trình.

2. Chủ đầu tư  có trách nhiệm:

a) Trình hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định này;

b)Tổ chức thi công xây dựng theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt. Trườnghợp có thay đổi về thiết kế và thiết bị phòng cháy và chữa cháy trongquá trình thi công thì chủ đầu tư phải giải trình hoặc thiết kế bổ sungvà phải được thẩm duyệt lại;

c) Tổ chức kiểm tra, giám sát thi công và nghiệm thu công trình;

d)Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ công trình trongsuốt quá trình xây dựng đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vàosử dụng.

3. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm:

a) Thi công theo đúng thiết kế đã được thẩm duyệt;

b)Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ thuộc phạm vi quảnlý của mình trong suốt quá trình thi công xây lắp đến khi bàn giao công trình;

c) Lập hồ sơ hoàn công, chuẩn bị các tài liệu để phục vụ công tác nghiệm thu công trình và tham gia nghiệm thu công trình.

4. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm:

a)Thẩm duyệt các nội dung, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy đối với cácdự án, thiết kế theo đúng tiêu chuẩn, quy định của pháp luật và phảibảo đảm thời hạn thẩm duyệt quy định tại khoản 4 Điều 16 của Nghị địnhnày;

b)Kiểm định thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy trước khi lắpđặt; kiểm tra việc thi công, lắp đặt thiết bị phòng cháy và chữa cháytheo đúng thiết kế đã được duyệt; kiểm tra an toàn về phòng cháy vàchữa cháy trong quá trình thi công xây dựng và kiểm tra nghiệm thu côngtrình; 

c)Tham gia nghiệm thu và ra văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháyđối với các công trình phải thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 18. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

Côngtrình xây dựng đã được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy phải đượctổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi chủ đầu tư tiếnhành nghiệm thu công trình. Nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bao gồmnghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàngiao công trình; riêng đối với các bộ phận của công trình khi thi côngbị che khuất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việctiếp theo.

Vănbản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ đểchủ đầu tư nghiệm thu, quyết toán và đưa công trình vào sử dụng.

Điều 19.  Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy

1. Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo các nội dung sau đây:

a)Việc thực hiện điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp vớitừng đối tượng quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12 và các điều có liênquan của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật;

b)Việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đốitượng quy định tại các Điều 3, 4, 5, các điều có liên quan của Nghịđịnh này và các quy định khác của pháp luật;

c)Việc chấp hành các tiêu chuẩn và quy định của pháp luật về phòng cháyvà chữa cháy và các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặccơ quan có thẩm quyền.

2.Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được tiến hành theo chế độkiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất.

3. Trách nhiệm  kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quy định như sau:

a)Người đứng đầu cơ sở, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, chủ phương tiệngiao thông cơ giới, chủ rừng, chủ hộ gia đình có trách nhiệm tổ chứckiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý củamình theo chế độ kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều này;

b)Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện trởlên có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháytheo chế độ kiểm tra định kỳ và đột xuất trong phạm vi quản lý của mình;

c)Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm kiểm tra an toàn vềphòng cháy và chữa cháy định kỳ hàng quý đối với các cơ sở có nguy hiểmvề cháy, nổ và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt bảođảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; 6 tháng hoặc một năm đối vớicác đối tượng còn lại và kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm,mất an toàn về phòng cháy và chữa cháy hoặc vi phạm quy định an toàn vềphòng cháy và chữa cháy và khi có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

4. Bộ Công an quy định cụ thể về thủ tục kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 20.Tạm đình chỉ, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiệngiao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không đảm bảo an toàn về phòngcháy và chữa cháy và phục hồi hoạt động trở lại

1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Phòng cháy và chữa cháy được hiểu như sau:

a)Nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ là trong môi trường nguy hiểmcháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa,nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ;

b)Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy lànhững vi phạm nếu không được ngăn chặn kịp thời thì có thể dẫn đến nguycơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khi xảy ra cháy, nổ có thể gây hậuquả đặc biệt nghiêm trọng;

c)Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy là vi phạm cóthể dẫn đến cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng đã được cơ quan quản lýnhà nước về phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền yêu cầu khắc phục vàđã bị xử phạt hành chính mà không khắc phục.

2.Việc tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới,hộ gia đình và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này chỉ giới hạn trongphạm vi nhỏ nhất và theo nguyên tắc nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy,nổ xuất hiện ở phạm vi nào hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữacháy ở phạm vi nào thì tạm đình chỉ hoạt động trong phạm vi đó. Khihoạt động của bộ phận hoặc của toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơgiới, hộ gia đình và cá nhân bị tác động ảnh hưởng mà xuất hiện nguy cơtrực tiếp phát sinh cháy, nổ thì cũng bị tạm đình chỉ hoạt động.

3.Thời hạn tạm đình chỉ hoạt động được xác định căn cứ vào điều kiện, khảnăng loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khả năng khắc phụcvi phạm về phòng cháy và chữa cháy nhưng không vượt quá 30 ngày. Hếtthời hạn tạm đình chỉ hoạt động mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổchưa được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháychưa được khắc phục thì được xem xét gia hạn tạm đình chỉ tiếp nhưngkhông quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt, khi hết thời gian gia hạn tạmđình chỉ hoạt động mà nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ chưa đượcloại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy vẫn chưa đượckhắc phục vì lý do khách quan thì người ra quyết định tạm đình chỉ báocáo cấp trên có thẩm quyền xem xét quyết định gia hạn tiếp hoặc xử lýtheo quy định của pháp luật.

4.Trong thời hạn tạm đình chỉ hoạt động, nếu nguy cơ trực tiếp phát sinhcháy, nổ được loại trừ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháyđã được khắc phục thì được phép phục hồi hoạt động.

5.Quyết định tạm đình chỉ hoạt động và quyết định phục hồi hoạt động đượcthể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời; trường hợp người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời thì trong thời gian ngắn nhất phải thểhiện quyết định đó bằng văn bản. Trường hợp người có thẩm quyền sau khira  quyết định tạm đình chỉ bằng lời mà nguy cơ trực tiếp phát sinhcháy, nổ hoặc vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy được loại trừhay khắc phục nhanh thì có thể ra quyết định phục hồi hoạt động bằnglời.

Ngườiđứng đầu cơ sở, cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình, người điều khiểnhoặc chủ phương tiện giao thông cơ giới và cá nhân khi nhận được quyếtđịnh tạm đình chỉ phải chấp hành ngay và có trách nhiệm loại trừ nguycơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc khắc phục vi phạm quy định vềphòng cháy và chữa cháy trong thời gian ngắn nhất.

6. Thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉ hoạt động và phục hồi hoạt động được quy định như sau:

a)Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền được quyền quyết định tạmđình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thôngcơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước;trường hợp đặc biệt thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định;

b)Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp được quyền quyết định tạm đình chỉhoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới,hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lýcủa mình; 

c)Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và Trưởng phòng Cảnhsát phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền của mình đượcquyền quyết định tạm đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộcơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cánhân; 

d)Cảnh sát kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quyền tạmđình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiệngiao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân khi đang có nguycơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ và phải kịp thời báo cáo cấp trên trựctiếp có thẩm quyền;

đ)Người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có quyền giahạn tạm đình chỉ hoạt động và  phục hồi hoạt động trở lại.

7.Bộ Công an quy định cụ thể mẫu "Quyết định tạm đình chỉ hoạt động","Quyết định gia hạn tạm đình chỉ hoạt động", "Quyết định phục hồi hoạtđộng trở lại"; thủ tục tạm đình chỉ hoạt động, gia hạn tạm đình chỉhoạt động và phục hồi hoạt động trở lại.

Điều 21.Đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ giađình và cá nhân không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy

1.Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cánhân bị tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị địnhnày đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắcphục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đìnhchỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộphận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình vàhoạt động của cá nhân.

2.Người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều 20 củaNghị định này có quyền tạm đình chỉ hoạt động đối với đối tượng nào thìđược quyền đình chỉ hoạt động đối với đối tượng đó.

3. Bộ Công an quy định mẫu "Quyết định đình chỉ hoạt động" và thủ tục đình chỉ hoạt động.

Chương III
CHỮA CHÁY

Điều 22. Phương án chữa cháy

1. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và  nội dung cơ bản sau đây:

a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;

b)Đề ra tình huống cháy lớn phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặctrưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mứcđộ khác nhau;

c)Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉhuy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụchữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.

2.Người đứng đầu cơ sở, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dânphố, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệtvề bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm xây dựngphương án chữa cháy; trường hợp phương án chữa cháy cần huy động lựclượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức hoặc nhiều địa phươngtham gia thì đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hướngdẫn, chỉ đạo xây dựng phương án.

Phươngán chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổivề tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liênquan đến hoạt động chữa cháy.

3. Thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy:

a)Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức phêduyệt phương án chữa cháy thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình;

b)Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án chữacháy có sử dụng lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức ở địaphương; trường hợp đặc biệt thì do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt;

c)Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy có sửdụng lực lượng, phương tiện của Quân đội đóng ở địa phương;

d)Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương ánchữa cháy có sử dụng lực lượng và phương tiện của nhiều cơ quan, tổchức, địa phương; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Công an hoặcngười được ủy quyền phê duyệt; trường hợp đặc biệt thì Bộ trưởng BộCông an trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4.Phương án chữa cháy được quản lý và sử dụng theo chế độ quản lý, sửdụng tài liệu mật. Người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháyquy định tại khoản 2 Điều này chịu trách nhiệm tổ chức lưu giữ phươngán và sao gửi cho đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy quản lý địabàn. Cơ quan, tổ chức có lực lượng, phương tiện tham gia trong phươngán được phổ biến những nội dung liên quan đến nhiệm vụ của mình.

5. Trách nhiệm thực tập phương án chữa cháy:

a)Người có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy quy định tại khoản 2Điều này chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án. Phương án chữacháy phải được tổ chức thực tập định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần và thựctập đột xuất khi có yêu cầu;

b) Lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.

6.Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểmtra việc xây dựng, thực tập, quản lý và sử dụng phương án chữa cháy.

7. Bộ Công an quy định  mẫu "Phương án chữa cháy", thời hạn phê duyệt và chế độ thực tập phương án chữa cháy.

Điều 23. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy

1.Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho ngườixung quanh biết, cho một hoặc tất cả  các đơn vị sau đây:

a) Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở tại nơi xảy ra cháy;

b) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất;

c) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.

2.Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, b và c của khoản 1 Điều này khinhận được tin báo về vụ cháy xảy ra trong địa bàn được phân công quảnlý thì phải nhanh chóng đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơquan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháyxảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tinbáo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vịquản lý địa bàn nơi xảy cháy biết để xử lý, đồng thời báo cáo cấp trêncủa mình.

3.Người có mặt tại nơi xảy cháy và có sức khoẻ phải tìm mọi biện pháp đểcứu người, ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháyphải tuân theo lệnh của người chỉ huy chữa cháy.

4.Lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ, cơ quan y tế, điện lực,cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan khác có liênquan có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại cáckhoản 2, 3, 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Điều 24. Huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội, của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để tham gia chữa cháy

1.Người và phương tiện của quân đội khi không làm nhiệm vụ khẩn cấp đềucó thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy. Người chỉ huyđơn vị quân đội khi nhận được lệnh huy động lực lượng và phương tiện đểchữa cháy và phục vụ chữa cháy phải chấp hành ngay hoặc báo cáo ngaylên cấp có thẩm quyền để tổ chức thực hiện.

BộCông an chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi tiết việc huyđộng người và phương tiện của quân đội để chữa cháy và phục vụ chữacháy.

2. Không huy động các loại xe sau đây để chữa cháy và phục vụ chữa cháy:

a) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp;

b) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;

c) Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

d) Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;

đ) Đoàn xe tang;

e) Các xe ưu tiên khác theo quy định của pháp luật.

3.Người và phương tiện của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoàitại Việt Nam đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháytrừ những tổ chức quốc tế, tổ chức cá nhân nước ngoài được hưởng quyềnưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật.

Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo cho Bộ Công an về những tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ.

Điều 25. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy

1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy được quy định như sau:

a)Người chỉ huy chữa cháy là Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người đứngđầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trở lên đượcquyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức,hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi quản lý của mình; trường hợp cầnhuy động lực lượng, phương tiện và tài sản ngoài phạm vi quản lý củamình thì phải báo cho người có thẩm quyền huy động để quyết định;

b)Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quyền  huy động lựclượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cánhân trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi huyđộng thì thông báo cho người có thẩm quyền quản lý lực lượng, phươngtiện và tài sản đó biết;

c)Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được quyền huy động lựclượng, phương tiện và tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cánhân trong phạm vi cả nước. Sau khi huy động thì thông báo cho người cóthẩm quyền quản lý lực lượng, phương tiện và tài sản đó biết.

2.Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng "Lệnh huy động lựclượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy" và thủ tục huy động.

­Điều 26. Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy

Phươngtiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân huy động đểchữa cháy và phục vụ chữa cháy phải được hoàn trả ngay sau khi chữacháy; trường hợp phương tiện, tài sản bị mất mát, hư hỏng; nhà, côngtrình bị phá dỡ theo quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều 38 củaLuật Phòng cháy và chữa cháy thì được bồi thường theo quy định của phápluật.

Kinh phí bồi thường được cấp từ ngân sách nhà nước.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an hướng dẫn chi tiết việc bồi thường.

Điều 27. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người và phương tiện được huy động chữa cháy và tham gia chữa cháy

1.Các phương tiện xe, tàu, máy bay của lực lượng Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy khi đi chữa cháy và phục vụ chữa cháy được sử dụng tín hiệuưu tiên, quyền ưu tiên lưu thông và các quyền ưu tiên khác theo quyđịnh của pháp luật.

Phươngtiện giao thông cơ giới đường bộ của cơ quan, tổ chức và cá nhân đượchuy động làm nhiệm vụ chữa cháy được hưởng quyền ưu tiên quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều 36 Luật Phòng cháy và chữa cháy và được ưu tiên quacầu, phà và được miễn phí lưu thông trên đường.

2.Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy khi xuất trình lệnh huy độngthì chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện giao thông hoặcnhững người có trách nhiệm liên quan phải giải quyết đi ngay trong thờigian sớm nhất. 

Điều 28. Tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy

1. Tín hiệu ưu tiên dùng cho phương tiện chữa cháy giao thông cơ giới đường bộ và đường thủy gồm có:

a) Đèn phát sáng nhấp nháy màu đỏ hoặc màu xanh;

b) Còi phát tín hiệu ưu tiên;

c) Cờ hiệu chữa cháy.

2. Cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy gồm có:

a) Cờ hiệu Ban Chỉ huy chữa cháy;

b) Băng chỉ huy chữa cháy;

c) Biển báo, dải băng phân ranh giới khu vực chữa cháy;

d) Biển cấm qua lại khu vực chữa cháy.

Quy cách tín hiệu ưu tiên, cờ hiệu, biển hiệu và băng sử dụng trong chữa cháy quy định tại phụ lục 4 Nghị định này.

Điều 29. Người chỉ huy chữa cháy

1.Đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, người chỉ huy chữacháy phải là người có chức danh từ chỉ huy cấp đội Cảnh sát phòng cháyvà chữa cháy trở lên. 

2.Trong trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy chưa đến mà đám cháy lan từ cơ sở này sang cơ sở khác hoặccháy lan từ cơ sở sang khu dân cư và ngược lại thì người chỉ huy chữacháy của cơ sở và khu dân cư bị cháy phải có trách nhiệm phối hợp trongchỉ huy chữa cháy.

3.Trường hợp phương tiện giao thông cơ giới bị cháy trong địa phận của cơsở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng mà lực lượng Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy chưa đến thì người chỉ huy chữa cháy phương tiện giaothông cơ giới phải phối hợp với người có trách nhiệm chỉ huy chữa cháysở tại để chỉ huy chữa cháy.

4.Khi người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữacháy đến nơi xảy ra cháy thì người chỉ huy chữa cháy quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tham giaBan Chỉ huy chữa cháy và chịu sự phân công của người chỉ huy chữa cháythuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Điều 30. Nhiệm vụ chỉ huy, chỉ đạo chữa cháy

1. Nhiệm vụ chỉ huy chữa cháy:

a) Huy động lực lượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữa cháy;

b) Xác định khu vực chữa cháy, đề ra và tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật, chiến thuật  chữa cháy;

c) Đề ra các yêu cầu về bảo đảm giao thông, trật tự;

d) Tổ chức hậu cần chữa cháy, phục vụ chữa cháy và y tế;

đ) Tổ chức thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy;

e) Tổ chức công tác chính trị tư  tưởng trong chữa cháy;

g) Tổ chức thông tin  về vụ cháy;

h) Đề xuất các yêu cầu khác phục vụ cho chữa cháy.

2.Nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháy là tổ chức thực hiện việc huy động lựclượng, phương tiện, tài sản, nguồn nước và vật liệu chữa cháy để chữacháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy như giao thông, trật tự,thông tin liên lạc, hậu cần chữa cháy, y tế và công tác chính trị tưtưởng trong chữa cháy.

3.Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến đám cháy, ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trở lên cótrách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.Khi lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đến đám cháy thì ngườichỉ huy đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm thựchiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này; người đứng đầu cơquan, tổ chức, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã trở lên có trách nhiệmtham gia chỉ huy chữa cháy và thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo chữa cháyquy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 31. Tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy

Ngườichỉ huy chữa cháy được thực hiện quyền quyết định phá dỡ nhà, côngtrình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản quy định tại điểm d khoản 1Điều 38 của Luật Phòng cháy và chữa cháy trong những tình thế cấp thiếtsau đây:

1. Có người đang bị mắc kẹt trong đám cháy hoặc đám cháy đang trực tiếp đe dọa tính mạng của nhiều người;

2.Đám cháy có nguy cơ trực tiếp dẫn đến nổ, độc; nguy cơ tác động xấu đếnmôi trường; nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản; khảnăng gây tác động ảnh hướng xấu về chính trị nếu không có các biện phápngăn chặn kịp thời;

3.Nhà, công trình, vật chướng ngại cản trở việc triển khai chữa cháy màkhông có cách nào khác để chữa cháy đạt hiệu quả cao hơn.

Điều 32.Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quanđại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của các thành viên các cơ quan này

1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Namđược phép vào trụ sở của các cơ quan sau đây để chữa cháy khi có yêucầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền củacác cơ quan đó:

a) Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao;

b)Trụ sở của cơ quan lãnh sự của những nước ký kết với Việt Nam hiệp địnhlãnh sự trong đó có quy định lực lượng phòng cháy và chữa cháy của ViệtNam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý củangười đứng đầu hoặc người được ủy quyền của các cơ quan đó;

c) Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hiệp quốc;

d)Trụ sở cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ ngoài hệthống Liên hiệp quốc, các đoàn của tổ chức quốc tế, nếu trong điều ướcký kết giữa Việt Nam và các tổ chức này có quy định lực lượng phòngcháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêucầu hoặc có sự đồng ý của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền củacác cơ quan đó.

2.Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào trụ sở cơ quanlãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế không quy định tại khoản 1Điều này để chữa cháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý củangười đứng đầu hoặc người được ủy quyền của cơ quan đó.

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được phép vào nhà ở của những người sau đây để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của những người đó:

a)Nhà ở của viên chức ngoại giao, thành viên gia đình của viên chức ngoạigiao không phải là công dân Việt Nam; nhân viên hành chính, kỹ thuật vàthành viên gia đình họ không phải là công dân Việt Nam hoặc không phảilà người thường trú tại Việt Nam;

b)Nhà ở của viên chức lãnh sự không phải là công dân Việt Nam hoặc khôngphải là người thường trú tại Việt Nam; nếu trong hiệp định lãnh sự giữaViệt Nam và nước cử lãnh sự có quy định lực lượng phòng cháy và chữacháy của Việt Nam được phép vào để chữa cháy khi có yêu cầu hoặc có sựđồng ý của những người đó.

4.Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam được vào nhà ở của cácthành viên các cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của các tổ chức quốctế không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 3 của Điều này để chữacháy mà không cần có yêu cầu hoặc có sự đồng ý của các thành viên đó.

5.Bộ Ngoại giao thông báo cho Bộ Công an về các đối tượng được quy địnhtại các điểm b, c, d khoản 1 và điểm b khoản 3 của Điều này.

Chương IV

TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 33. Tổ chức, quản lý lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

1.Trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng dân phố có trách nhiệm đềxuất việc thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của đội dân phòngtại thôn, ấp, bản, tổ dân phố. Đối với thôn, ấp, bản, tổ dân phố có địabàn rộng thì đội dân phòng có thể gồm nhiều tổ dân phòng. Chủ tịch ủyban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quyết định thành lập, ban hành quychế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và bảo đảm cácđiều kiện để duy trì hoạt động của đội dân phòng.

2.Người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm đề xuất thành lập và trực tiếp duytrì hoạt động của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Người đứng đầu cơquan, tổ chức trực tiếp quản lý cơ sở có trách nhiệm quyết định thànhlập, ban hành Quy chế hoạt động, bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiệnvà bảo đảm các điều kiện để duy trì hoạt động của đội phòng cháy vàchữa cháy cơ sở.

Banquản lý đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệcao có trách nhiệm thành lập và trực tiếp duy trì hoạt động của độiphòng cháy và chữa cháy cơ sở hoạt động theo chế độ chuyên trách. 

3.Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm chỉ đạo, kiểmtra về chuyên môn, nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượngdân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

4.Bộ Công an quy định cụ thể về tổ chức đội dân phòng và đội phòng cháyvà chữa cháy cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, duy trì hoạt độngcủa lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở vàchuyên ngành.

Điều 34.Huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với cán bộ,đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyênngành

1.Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở vàchuyên ngành được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy và chữacháy theo các nội dung sau đây:

a) Kiến thức pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với từng đối tượng;

b) Phương pháp tuyên truyền, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy;

c) Biện pháp phòng cháy;

d) Phương pháp lập và thực tập phương án chữa cháy; biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật chữa cháy;

đ) Phương pháp bảo quản, sử dụng các phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

e) Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

2.Bộ Công an hướng dẫn chi tiết chương trình và nội dung, thời gian huấnluyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thểviệc cấp và mẫu "Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy vàchữa cháy" và tổ chức bồi dưỡng theo nội dung, chương trình cho các đốitượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 35. Chế độ chính sách đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành 

1.Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở vàchuyên ngành được trang bị quần áo, thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp vớitính chất hoạt động.

2.Cán bộ, đội viên đội dân phòng được miễn thực hiện nghĩa vụ lao độngcông ích; mỗi ngày huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữacháy được hưởng một khoản tiền tương đương giá trị 1,5 ngày công laođộng trung bình ở địa phương.

3. Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi trực tiếp tham gia chữa cháy được hưởng chế độ bồi dưỡng như sau:

a)Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tươngđương giá trị một nửa ngày công lao động trung bình ở địa phương;

b)Nếu thời gian chữa cháy từ 2 giờ đến dưới 4 giờ được bồi dưỡng mộtkhoản tiền tương đương giá trị hai phần ba ngày công lao động trungbình ở địa phương;

c)Nếu thời gian chữa cháy từ  4 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thìcứ 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một ngàycông lao động trung bình ở địa phương.

 4.Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡngnghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy mà bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặcbị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như đối với công nhân,viên chức nhà nước.

Kinh phí bồi dưỡng và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho đội viên đội dân phòng do ngân sách địa phương bảo đảm.

5.Cán bộ, đội viên đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyênngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòngcháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoảnphụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡngbằng một nửa ngày lương.

6.Cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành khitrực tiếp tham gia chữa cháy được hưởng chế độ bồi dưỡng như  sau:

a) Nếu thời gian chữa cháy dưới 2 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một nửa ngày lương;

b) Nếu thời gian chữa cháy từ 2 giờ đến dưới 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị hai phần ba ngày lương;

c)Nếu thời gian chữa cháy từ  4 giờ trở lên hoặc chữa cháy nhiều ngày thìcứ 4 giờ được bồi dưỡng một khoản tiền tương đương giá trị một ngàylương.

7.Cán bộ, đội viên đội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyênngành khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữacháy mà bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độbảo hiểm xã hội.

Kinhphí bồi dưỡng và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho cán bộ, đội viênđội phòng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành do cơ quan, tổchức quản lý bảo đảm.

8.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Công an,Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chếđộ bồi dưỡng và bảo hiểm xã hội cho cán bộ, đội viên đội dân phòng, độiphòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

Điều 36.Điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sởvà chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1.Thẩm quyền điều động lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữacháy cơ sở và chuyên ngành tham gia các hoạt động phòng cháy và chữacháy được quy định như sau:

a)Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức đượcđiều động đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyênngành thuộc phạm vi quản lý của mình;

b)Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được điều động lực lượngdân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngànhtrong phạm vi địa bàn quản lý của mình;

c)Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được điều động lựclượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyênngành trong phạm vi cả nước.

2.Khi nhận được quyết định điều động tham gia hoạt động phòng cháy vàchữa cháy thì người có thẩm quyền quản lý lực lượng dân phòng, lựclượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành phải chấp hành.

3.Bộ Công an quy định mẫu, chế độ quản lý, sử dụng "Quyết định điều độnglực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyênngành tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy" và thủ  tục điều động.

Điều 37. Tổ chức bộ máy lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

1.Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được tổ chức thống nhất từTrung ương đến địa phương do Bộ trưởng Bộ Công an quản lý, chỉ đạo gồm:

a) Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

b) Cơ sở đào tạo về phòng cháy và chữa cháy;

c) Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

d)Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Phòng Cảnh sát phòng cháy vàchữa cháy. Các đội này được thành lập tại các thành phố thuộc tỉnh,quận, thị xã, huyện, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất,khu công nghệ cao và khu vực kinh tế trọng điểm khác.  

2.Bộ Công an quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máycủa các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này và quy định chitiết việc thành lập các Đội Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Điều 38. Chế độ chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc  lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Sĩquan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữacháy ngoài việc được hưởng chế độ chính sách theo quy định đối với sĩquan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân còn được hưởng các chế độđịnh lượng ăn cao, bồi dưỡng khi tập luyện, khi chữa cháy; được hưởngchế độ theo danh mục ngành nghề đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm, độc hạitheo quy định của Nhà nước. Công nhân viên thuộc lực lượng Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy được hưởng chế độ, chính sách như đối với côngnhân viên Công an.

Chương V

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 39. Phương tiện  phòng cháy và chữa cháy

1.Phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm phương tiện cơ giới, thiết bị,máy móc, dụng cụ, hoá chất, công cụ hỗ trợ chuyên dùng cho việc phòngcháy và chữa cháy, cứu người, cứu tài sản được quy định cụ thể tại Phụlục 5 Nghị định này.

2. Phương tiện giao thông cơ giới chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy gồm xe, tàu, máy bay chữa cháy.

3. Xe chữa cháy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy gồm xe phunchất chữa cháy, xe chở lực lượng và phương tiện chữa cháy, xe chở nước,xe thang chữa cháy và các phương tiện giao thông cơ giới khác sử dụngvào mục đích chữa cháy và phục vụ chữa cháy.

­4. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Bảo đảm về các thông số kỹ thuật theo thiết kế phục vụ cho phòng cháy và chữa cháy;

b) Phù hợp với tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.    

5.Phương tiện phòng cháy và chữa cháy sản xuất mới trong nước hoặc nhậpkhẩu phải được kiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quyđịnh của Bộ Công an.

6.Phương tiện phòng cháy và chữa cháy hoán cải trong nước phải được phépcủa cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền và phải đượckiểm định về chất lượng, chủng loại, mẫu mã theo quy định của Bộ Côngan.

 7.Bộ Công an quy định định mức, tiêu chuẩn trang bị phương tiện phòngcháy và chữa cháy cho các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 Điều 50của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

Điều 40. Trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Lựclượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được trang bị phương tiện phòngcháy và chữa cháy và các phương tiện, thiết bị khác bảo đảm đủ về sốlượng và chất lượng, đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phòng cháy,chữa cháy, cứu người trong mọi tình huống và trong mọi lĩnh vực.

BộCông an quy định cụ thể về định mức, tiêu chuẩn trang bị phương tiệnphòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Điều 41. Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1.Phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải được quản lý, bảo dưỡng, sửachữa theo đúng quy định để bảo đảm sẵn sàng chữa cháy. Đối với phươngtiện chữa cháy cơ giới, ngoài việc sử dụng vào công tác chữa cháy,luyện tập, thực tập phương án chữa cháy chỉ được sử dụng trong cáctrường hợp sau:

a) Tham gia công tác bảo đảm an ninh chính trị;

b) Tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn xã hội;  

c) Cấp cứu người bị nạn; xử  lý tai nạn khẩn cấp;

d) Chống thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai.

2.Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền, Chủ tịch ủy ban nhân dâncấp tỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiệnchữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại khoản 1 Điều này.

3.Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, Giám đốc Công an cấptỉnh trong phạm vi quản lý của mình có quyền điều động phương tiện chữacháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này.

4.Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý của mình có quyềnđiều động phương tiện chữa cháy cơ giới sử dụng vào mục đích quy địnhtại các điểm c, d khoản 1 Điều này.

5.Bộ Công an quy định chế độ quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phươngtiện phòng cháy và chữa cháy và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phươngthực hiện.  

Chương VI

ĐẦU TƯ  CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 42. Sử dụng nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau đây:

a)Đầu tư cho hoạt động, cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phòng cháyvà chữa cháy và các thiết bị của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữacháy;

b) Hỗ trợ hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;  

c) Hỗ trợ tuyên truyền và xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy;

d) Hỗ trợ khen thưởng trong công tác phòng cháy và chữa cháy;

đ) Hỗ trợ các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác.

2. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy chữa cháy được quản lý và sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách.

BộTài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định cụ thể về chế độquản lý, sử dụng tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữacháy.

Điều 43. Ngân sách đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1.Kinh phí bảo đảm các hoạt động phòng cháy và chữa cháy của lực lượngCảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơnvị lực lượng vũ trang, các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước vàcác địa phương được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng nămtheo quy định của Luật Ngân sách.

Hàngnăm Nhà nước bảo đảm và bố trí riêng ngân sách cho hoạt động của lựclượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy; Bộ Công an lập kế hoạch ngânsách đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy và giao Cục Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy thực hiện.

2.Cơ quan, tổ chức không thụ hưởng ngân sách nhà nước, hộ gia đình, cánhân, tổ chức nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam tự bảo đảm kinhphí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

3. Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát  Phòng cháy và chữa cháy được sử dụng cho các nội dung sau:

a) Hoạt động thường xuyên của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy;

b)Trang bị, đổi mới và hiện đại hoá phương tiện phòng cháy và chữa cháyvà cơ sở vật chất kỹ thuật; nghiên cứu khoa học và công nghệ về phòngcháy và chữa cháy theo quy định.

Điều 44. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1.Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân trongnước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nướcngoài, tổ chức quốc tế đầu tư, tài trợ trong các lĩnh vực sau đây:

a) Hoạt động  phòng cháy và chữa cháy;

b) Trang bị phương tiện  phòng cháy và chữa cháy;

c) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức phòng cháy và chữa cháy;

d) ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Nhà nước khuyến khích nghiên cứu sản xuất, lắp ráp trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện  phòng cháy và chữa cháy.

3.Cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất, lắp ráp phương tiện phòng cháy vàchữa cháy trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phương tiện phòng cháy vàchữa cháy được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của Nhànước.

Chương VII

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ,
CƠ QUAN  THUỘC CHÍNH PHỦ VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP
TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 45. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan  thuộc Chính phủ

CácBộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện công tácphòng cháy và chữa cháy và có nhiệm vụ  cụ thể sau đây:

1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý và thẩm quyền của mình;

2. Phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

3.Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, hướng dẫn kiến thức về phòngcháy và chữa cháy; chỉ đạo xây dựng và duy trì phong trào quần chúngphòng cháy và chữa cháy;

4. Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy;

5. Chỉ đạo về tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;

6.Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy; thống kê, báocáo Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 46. Trách  nhiệm của Bộ Công an

BộCông an có trách nhiệm thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy vàchữa cháy trong phạm vi cả nước và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Đề xuất và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy trên phạm vi toàn quốc;

2.Đề xuất ban hành hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòngcháy và chữa cháy; hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấphành các quy định về phòng cháy và chữa cháy;

3.Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòngcháy và chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt độngphòng cháy và chữa cháy;

4.Thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy;giải quyết các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực phòng cháyvà chữa cháy trong phạm vi thẩm quyền;

5.Thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án,thiết kế; nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy;kiểm định, cấp và thu hồi giấy chứng nhận an toàn phương tiện và đủđiều kiện về phòng cháy và chữa cháy;

6. Thực hiện công tác điều tra, xử lý vụ cháy và xử lý các vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy;

7.Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy, xâydựng và thực tập phương án chữa cháy; thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứunạn hàng ngày;

8.Xây dựng và tổ chức thực hiện dự án đầu tư trang bị phương tiện phòngcháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;  banhành và tổ chức thực hiện các quy định về trang bị, sử dụng phương tiệnphòng cháy và chữa cháy;

9. Xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; tổ chức đào tạo cán bộ chuyên môn về phòng cháy và chữa cháy;

10. Tổ chức việc nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy;

11. Tổ chức hệ thống thông tin quản lý, chỉ huy điều hành hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

12. Tổ chức và kiểm tra hoạt động bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

13.Trình Chính phủ về việc tham gia các tổ chức quốc tế, ký kết hoặc thamgia các điều ước quốc tế về hoạt động phòng cháy và chữa cháy; thựchiện các hoạt động quốc tế liên quan đến hoạt động phòng cháy và chữacháy theo thẩm quyền.

Điều 47. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp

1.Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạncủa mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phòngcháy và chữa cháy ở địa phương và có nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a) Ban hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương;

b)Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luậtvề phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; xử lý hành chính các hành vivi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;

c)Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòngcháy và chữa cháy cho nhân dân, xây dựng phong trào quần chúng phòngcháy và chữa cháy;

d) Đầu tư ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy;  

đ) Quy hoạch địa điểm, đề xuất cấp đất và xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;

e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia;

f) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả vụ cháy;

g) Thống kê, báo cáo ủy ban nhân dân cấp trên, Chính phủ và Bộ Công an về phòng cháy và chữa cháy.

2.Uỷ ban nhân dân cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy ở địaphương và có nhiệm vụ cụ thể sau:

a)Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức việc thực hiện các quy định của pháp luậtvề phòng cháy và chữa cháy tại địa phương; bảo đảm các điều kiện antoàn về phòng cháy chữa cháy đối với khu dân cư; xử lý hành chính cáchành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền;

b)Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục pháp luật, kiến thức về phòngcháy và chữa cháy, xây dựng phong trào quần chúng phòng cháy và chữacháy;

c) Tổ chức quản lý đội dân phòng tại các thôn, ấp, bản, tổ dân phố;

d)Đầu tư kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; trang bị phươngtiện phòng cháy và chữa cháy cho các đội dân phòng theo quy định;

đ) Bảo đảm điều kiện về thông tin báo cháy, đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy;

e) Chỉ đạo việc xây dựng và thực tập phương án chữa cháy;

g) Tổ chức chữa cháy và giải quyết hậu quả vụ cháy;

h) Thống kê, báo cáo về phòng cháy và chữa cháy lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Chương VIII

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ  LÝ VI PHẠM

Điều 48. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Namcó thành tích trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy được khen thưởngtheo quy định chung của Nhà nước. Nhà nước tặng thưởng Huy chương "Vìsự nghiệp phòng cháy và chữa cháy" cho cá nhân có nhiều công lao đónggóp cho sự nghiệp phòng cháy và chữa cháy hoặc có chiến công xuất sắctrong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 49. Xử lý vi phạm

Ngườinào có hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy, cản trở cáchoạt động phòng cháy và chữa cháy hoặc lợi dụng hoạt động phòng cháy vàchữa cháy để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức và cá nhân thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm màbị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định củapháp luật.

Ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở nếu thiếu trách nhiệm trong việc quảnlý, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà đểxảy ra cháy tại đơn vị mình phụ trách thì tuỳ theo tính chất, mức độ viphạm mà có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theoquy định của pháp luật.

Ngườiđứng đầu đơn vị phòng cháy và chữa cháy do thiếu trách nhiệm trong tổchức thường trực chữa cháy, để xe chữa cháy không có nước, không cónhiên liệu mà gây hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độvi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theoquy định của pháp luật.

Chương IX
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 50. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 51.Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thươngbinh và Xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình hướng dẫnthực hiện Nghị định này.

CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chínhphủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ươngchịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CƠ SỞ CÓ NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ)

1.Cơ sở sản xuất vật liệu nổ, cơ sở khai thác, chế biến dầu mỏ và sảnphẩm dầu mỏ, khí đốt; cơ sở sản xuất, chế biến hàng hoá khác cháy đượccó khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

2.Kho vật liệu nổ, kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt hoá lỏng;cảng xuất nhập vật liệu nổ, cảng xuất nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ,cảng xuất nhập khí đốt hoá lỏng.

3. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.

4. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 110 KV trở lên.

5.Chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Uỷ bannhân dân cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trungtâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gianhàng từ 300m2 trở lên  hoặc có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

6. Nhà ở tập thể, nhà  chung cư, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

7. Bệnh viện tỉnh, bộ, ngành; các cơ sở y tế khám chữa bệnh khác có từ 50 giường trở lên.

8.Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, nhà thi đấu thể thaotrong nhà có thiết kế từ 200 chỗ ngồi trở lên, vũ trường, câu lạc bộtrong nhà, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí và phục vụ công cộng kháctrong nhà có diện tích từ 200 m2 trở lên; sân vận động 5.000 chỗ ngồitrở lên.

9.Nhà ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thuỷ, bến xekhách cấp tỉnh trở lên; bãi đỗ có 200 xe ôtô trở lên; nhà ga hành kháchđường sắt loại 1, loại 2 và loại 3; ga hàng hoá đường sắt loại 1 vàloại 2.

10.Cơ sở lưu trữ, thư viện, bảo tàng, di tích lịch sử, nhà hội chợ, triểnlãm thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, tỉnh,thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

11. Cơ sở phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông cấp tỉnh trở lên.

12. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển với quy mô khu vực và quốc gia thuộc mọi lĩnh vực.

13.Kho hàng hoá, vật tư cháy được hoặc hàng hoá vật tư không cháy đựngtrong các bao bì cháy được có khối tích từ  5.000 m3 trở lên; bãi hànghoá, vật tư cháy được có diện tích từ 500 m2 trở lên.

14. Trụ sở cơ quan, văn phòng làm việc, cơ sở nghiên cứu từ 6 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 25.000 m3 trở lên.

15.Hầm mỏ khai thác than và các khoáng sản khác cháy được; công trình giaothông ngầm có chiều dài từ 400 m trở lên; công trình trong hang hầmtrong hoạt động có sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có khốitích từ  1.000 m3 trở lên.

16.Cơ sở và công trình có hạng mục hay bộ phận chính nếu xẩy ra cháy nổ ởđó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ cơ sở, công trình hoặc có tổngdiện tích hay khối tích của hạng mục, bộ phận chiếm từ 25% tổng diệntích trở lên hoặc khối tích của toàn bộ cơ sở, công trình mà các hạngmục hay bộ phận đó trong quá trình hoạt động thường xuyên có số lượngchất nguy hiểm cháy, nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a)Khí cháy với khối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thểtích không khí trong phòng trở lên hoặc có từ 70 kg khí cháy trở lên;

b)Chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy đến 610C với khối lượng có thể tạothành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích không khí trong phòng trở lênhoặc các chất lỏng cháy khác có nhiệt độ bùng cháy cao hơn 610C vớikhối lượng từ 1.000 lít trở lên;

c)Bụi hay xơ cháy được có giới hạn nổ dưới bằng hoặc nhỏ hơn 65 g/m3 vớikhối lượng có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ chiếm từ 5% thể tích khôngkhí trong phòng trở lên; các chất rắn, hàng hoá, vật tư là chất rắncháy được với khối lượng trung bình từ 100 kg trên một mét vuông sàntrở lên;

d) Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng với nhau với tổng khối lượng từ 1.000 kg trở lên;

đ)Các chất có thể cháy, nổ hoặc sinh ra chất cháy, nổ khi tác dụng vớinước hay với ô xy trong không khí với khối lượng từ 500 kg trở lên.

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CƠ SỞ THUỘC DIỆN PHẢI CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

TRƯỚC KHI  ĐƯA VÀO HOẠT ĐỘNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ)

1. Nhà ở, khách sạn, văn phòng làm việc, nhà cho thuê văn phòng có chiều cao từ 7 tầng trở lên.

2. Cơ sở sản xuất, chế biến xăng dầu, khí đốt hoá lỏng và hoá chất dễ cháy, nổ, với mọi quy mô.

3. Cơ sở sản xuất, gia công, cung ứng, bảo quản và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

4. Kho xăng dầu có tổng dung tích 500 m3 trở lên, kho khí đốt hoá lỏng có tổng trọng lượng khí từ 600 kg trở lên.

5. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.

6.Chợ kiên cố hoặc bán kiên cố có tổng diện tích kinh doanh từ 1200m2 trởlên hoặc có từ 300 hộ kinh doanh trở lên, trung tâm thương mại, siêuthị, cửa hàng bách hoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300 m2 trởlên hoặc có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

7.Nhà máy nhiệt điện có công suất từ 100.000 KW trở lên, nhà máy thuỷđiện có công suất từ 20.000 KW trở lên, trạm biến áp có điện áp từ 220KV trở lên.

 

PHỤ LỤC 3

DANH  MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH THUỘC DIỆN PHẢI THIẾT KẾ
VÀ THẨM DUYỆT VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

(Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ)

1.Dự án quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị các loại; dự án quyhoạch xây dựng mới hoặc cải tạo khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩm quyền phê duyệt củacấp tỉnh trở lên.

2.Dự án xây dựng mới hoặc cải tạo công trình thuộc cơ sở hạ tầng kỹ thuậtcó liên quan đến phòng cháy chữa cháy của đô thị, khu dân cư, đặc khukinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thuộc thẩmquyền phê duyệt của cấp tỉnh trở lên.  

3. Nhà ở tập thể, nhà chung cư  cao từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà ở khác cao từ 7 tầng trở lên.

4.Bệnh viện, nhà điều dưỡng cấp huyện trở lên; bệnh viện khác, nhà điềudưỡng, cơ sở khám, chữa bệnh đa khoa từ 25 giường trở lên; cơ sở khám,chữa bệnh chuyên khoa và dịch vụ y tế khác từ 10 giường trở lên.

5.Trường học, cơ sở giáo dục từ 3 tầng trở lên hoặc có khối tích tổngcộng từ 5.000 m3 trở lên; nhà trẻ, mẫu giáo có 100 cháu trở lên hoặc cókhối tích tổng cộng từ 1000 m3 trở lên.

6.Chợ kiên cố và bán kiên cố thuộc thẩm quyền cấp huyện trở lên phê duyệtdự án thiết kế xây dựng; Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng báchhoá có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc có khối tíchtừ 1.000 m3 trở lên.

7.Rạp hát, rạp chiếu phim, hội trường, nhà văn hoá, sân vận động, nhà thiđấu thể thao, những nơi tập trung đông người khác có thiết kế từ 200chỗ ngồi trở lên; vũ trường, câu lạc bộ, cơ sở dịch vụ vui chơi giảitrí và những công trình công cộng khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

8. Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

9.Nhà hành chính, trụ sở làm việc của cơ quan chính quyền, tổ chức chínhtrị, xã hội cấp huyện trở lên; nhà hành chính, trụ sở, nhà văn phònglàm việc khác từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.

10. Nhà lưu trữ, thư viện, bảo tàng, triển lãm thuộc Nhà nước quản lý.

11. Nhà, công trình thuộc cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ từ 5 tầng trở lên hoặc có khối tích 5.000 m3 trở lên.

12. Đài phát thanh, truyền hình, cơ sở bưu chính viễn thông từ cấp huyện trở lên.

13.Ga, cảng hàng không; cảng biển, cảng sông, bến tàu thuỷ, các bến xe, từcấp huyện quản lý trở lên; nhà ga đường sắt xây dựng ở nội thành, nộithị.

14. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.

15. Kho, cảng xuất nhập, bảo quản vật liệu nổ, xăng dầu, khí đốt hoá lỏng.

16. Kho hàng hoá, vật tư khác có khối tích từ 1.000 m3 trở lên.

17.Nhà, công trình thuộc cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp thuộc thẩm quyền cấp huyện trở lên phê duyệt dự án thiết kế xây dựng.

18. Nhà máy điện; trạm biến áp từ 35 KV trở lên.

19. Công trình an ninh, quốc phòng có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc có yêu cầu bảo vệ đặc biệt.

20. Trung tâm chỉ huy, điều độ, điều hành, điều khiển quy mô khu vực và quốc gia thuộc các lĩnh vực.

21. Công trình ngầm, công trình trong hang hầm có nguy hiểm về cháy, nổ.

22. Dự án, thiết kế lắp đặt mới hoặc cải tạo hệ thống, thiết bị kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy.

 

                                                            PHỤ LỤC 5

DANH MỤC PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
(Ban hành kèm theo Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ)

 

TT

Nhóm phương tiện chữa cháy

Loại phương tiện

1

Phương tiện chữa cháy cơ giới

- Các loại xe chữa cháy thông thường: xe chữa cháy có téc, xe chữa cháy không téc (xe bơm);

-Các loại xe chữa cháy đặc biệt: xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháyrừng, xe chữa cháy hoá chất, xe chữa cháy xăng dầu, dầu khí, xe chữacháy chống biểu tình gây rối ...

- Máy bay chữa cháy;

- Tàu, xuồng chữa cháy;

-Các loại xe chuyên dùng phục vụ chữa cháy: xe thang, xe nâng, xe chỉhuy, xe thông tin ánh sáng, xe trạm bơm, xe chở nước, xe chở phươngtiện, xe chở quân, xe chở hoá chất, xe cấp cứu sự cố, xe hút khói, xekỹ thuật.

- Các loại máy bơm chữa cháy: máy bơm khiêng tay, máy bơm rơmoóc, máy bơm nổi.

2

Phương tiện chữa cháy thông dụng

- Các loại vòi, ống hút chữa cháy;

- Các loại lăng chữa cháy;

- Các loại đầu nối, ba chạc, hai chạc chữa cháy, Ezectơ;

- Các loại giỏ lọc;

- Các loại trụ nước, cột lấy nước chữa cháy;

- Các loại thang chữa cháy;

- Các loại bình chữa cháy (kiểu xách tay, kiểu xe đẩy): bình  bột, bình bọt, bình khí…

3

Chất chữa cháy

Nước, các loại bột, khí chữa cháy, thuốc chữa cháy bọt hoà không khí.

4

Vật liệu và chất chống cháy

- Sơn chống cháy;

- Vật liệu chống cháy;

- Chất ngâm tẩm chống cháy.

5

Trang phục và thiết bị bảo hộ cá nhân

-Trang phục chữa cháy: quần, áo, mũ, ủng, găng tay, thắt lưng, khẩutrang chữa cháy, ủng và găng tay cách điện, quần áo cách nhiệt;

- Mặt nạ phòng độc lọc độc, mặt nạ phòng độc cách ly, khẩu trang lọc độc, các máy san nạp khí cho mặt nạ phòng độc.

6

Phương tiện cứu người

- Dây, đệm, thang và ống cứu người.

7

Công cụ hỗ trợ và  dụng cụ phá dỡ

- Máy cắt, máy kéo, máy banh, máy kích, nâng điều khiển bằng khí nén và bằng điện.

- Kìm cộng lực, cưa tay, búa, xà beng...

8

Thiết bị, dụng cụ thông tin liên lạc, chỉ huy chữa cháy

- Bàn chỉ huy, lều chỉ huy chữa cháy;

- Hệ thống chỉ huy hữu tuyến;

- Hệ thống chỉ huy vô tuyến.

9

Các hệ thống báo cháy và chữa cháy

- Hệ thống báo cháy tự động, bán tự động;

- Hệ thống chữa cháy tự động (bằng khí, nước, bột bọt), hệ thống chữa cháy vách tường.

  Thông tin chi tiết
Tên file:
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
T-M Co., Ltd (tmvietnam@yahoo.com)
Website hỗ trợ:
http://tmpccc.com
Thuộc chủ đề:
Luật Phòng Cháy Chữa Cháy
Gửi lên:
10/04/2011 09:07
Cập nhật:
26/10/2020 05:54
Người gửi:
tmvietnam
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
N/A
Xem:
3452
Tải về:
123
  Tải về
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

Sơ đồ quy trình công nghệ

Sơ đồ quy trình công nghệ THIDACO

Thăm dò ý kiến

Đánh giá của bạn về thiendang.net

Thống kê
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay7,539
  • Tháng hiện tại267,827
  • Tổng lượt truy cập27,109,235
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi