BỘ TÀI CHÍNH - BỘ CÔNG AN
Số: 41/2007/TTLT-BTC-BCA |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
|
Hà Nội, ngày 24 tháng 4 năm 2007 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP
ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
Ngày08/11/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định chếđộ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (sau đây viết gọn là Nghị định số130/2006/NĐ-CP), Bộ Tài chính và Bộ Công an thống nhất hướng dẫn thựchiện một số điều của Nghị định này như sau:
I. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1.Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộcđối với tài sản của cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; tráchnhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong việc trích lập kinh phí cho cáchoạt động phòng cháy, chữa cháy (sau đây viết tắt là PCCC) và cơ chếquản lý cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí này.
2.Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có cơ sở có nguyhiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy vàchữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 35/2003/NĐ-CP) và doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
II. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC
1.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy địnhtại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắtbuộc đối với tài sản của cơ sở đó.
2.Doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộclà những doanh nghiệp có giấy phép thành lập và hoạt động - kinh doanhbảo hiểm do Bộ Tài chính cấp.
3. Trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
a)Đối với những cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thì người đứngđầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có cơ sở đó chịu trách nhiệm mua bảohiểm cháy, nổ bắt buộc.
b)Đối với cơ sở trong đó có nhiều hộ như nhà tập thể, nhà chung cư hoặctrong một cơ sở mà có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thuê trách nhiệmmua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thực hiện như sau:
-Trường hợp xác định được người là chủ sở hữu cơ sở hoặc người được chủsở hữu giao quản lý hoặc người đại diện chung (sau đây gọi chung làngười đại diện), thì người đó chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cháy, nổbắt buộc. Từng hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí bảohiểm cho người đại diện. Trong trường hợp này, người được bảo hiểm là từng hộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp phí bảo hiểm cho người đại diện.
-Trường hợp không xác định được người đại diện thì từng hộ, cơ quan, tổchức, cá nhân trong cơ sở đó có trách nhiệm trực tiếp mua bảo hiểmcháy, nổ bắt buộc.
4.Doanh nghiệp bảo hiểm, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chế độ bảohiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy tắc, biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắtbuộc do Bộ Tài chính ban hành. Trườnghợp xảy ra tổn thất thì việc xác định nguyên nhân cháy, nổ dẫn đến tổnthất thuộc trách nhiệm của cơ quan Công an có thẩm quyền.
5.Các quy định về đối tượng, tài sản phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu; hợp đồng bảo hiểm cháy,nổ bắt buộc và các quy định khác về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộcthực hiện theo quy định tại Chương II của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP.
6. Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm
a)Hướng dẫn các cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tựkiểm tra an toàn PCCC và thực hiện điều kiện an toàn PCCC theo quy địnhtại Điều 9 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.
b)Định kỳ hàng quý thực hiện kiểm tra về an toàn PCCC đối với các cơ sởcó nguy hiểm về cháy, nổ; kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu nguy hiểm,mất an toàn về PCCC hoặc khi có yêu cầu đặc biệt. Biên bản kiểm traphải có kết luận về việc cơ sở đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiệnPCCC theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.
7.Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp giấy chứng nhận đủ điềukiện về PCCC đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tạiPhụ lục 2 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.
Trìnhtự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC thực hiện theo quyđịnh tại mục VII của Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của BộCông an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.
8.Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm cháy, nổbắt buộc với bên mua bảo hiểm, khi bên mua bảo hiểm đã được Cơ quanCảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vềPCCC hoặc có Biên bản kết luận cơ sở đủ điều kiện về PCCC.
Doanhnghiệp bảo hiểm không được từ chối bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc khibên mua bảo hiểm đã thực hiện các điều kiện về PCCC quy định tại khoản2 Điều 13 của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP.
Địnhkỳ hàng quý, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm lập báo cáo kết quảkinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo Phụ lục 2 kèm theo Thông tưnày và gửi về Bộ Tài chính.
III. PHƯƠNG THỨC ĐÓNG GÓP CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
1.Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có trách nhiệm trích5% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã thu được để đóng góp kinhphí cho các hoạt động PCCC.
Trongthời hạn 15 ngày, kể từ ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12 hàng năm, doanhnghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chuyển số tiền đóng góp kinh phí hoạtđộng PCCC vào Tài khoản tạm giữ của Bộ Công an mở tại Kho bạc nhà nướcTrung ương và báo cáo tình hình thực hiện theo Phụ lục 3 kèm theo Thôngtư này và gửi về Bộ Tài chính.
2.Đối với hợp đồng bảo hiểm trọn gói có bao gồm cả bảo hiểm cháy, nổ bắtbuộc thì doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểmcháy, nổ bắt buộc bằng phụ lục đính kèm hợp đồng và phải có đầy đủ cácnội dung theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 130/2006/NĐ-CP.
3.Trong thời hạn 90 ngày, kể từ khi kết thúc năm tài chính, doanh nghiệpbảo hiểm có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán nguồn kinh phí phải đónggóp cho các hoạt động PCCC theo Phụ lục 4 kèm theo Thông tư này và gửivề Bộ Tài chính.
Doanhnghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đối chiếu số liệu đã nộp với số liệutrong báo cáo quyết toán nguồn kinh phí đóng góp, nếu số đã nộp lớn hơnsố phải nộp thì số nộp thừa được để lại để tính cho số nộp của năm sau;nếu số đã nộp thấp hơn số phải nộp thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộpbổ sung đủ số còn thiếu trong vòng 05 ngày.
BộTài chính thực hiện kiểm tra tính chính xác của số liệu báo cáo và đônđốc các doanh nghiệp bảo hiểm nộp đủ các khoản kinh phí phải đóng góp.
IV. QUẢN LÝ, CẤP PHÁT, THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN NGUỒN KINH PHÍ ĐÓNG GÓP CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY
1.Hàng năm, căn cứ nội dung chi tại khoản 2 mục IV của Thông tư này, sốthu năm trước, khả năng số thu năm kế hoạch, Bộ Công an lập dự toánthu, chi từ nguồn kinh phí đóng góp cho hoạt động phòng cháy, chữacháy, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Công an gửiBộ Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Nguồn kinh phí 5% thu được từ kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được sử dụng cho hoạt động PCCC với các nội dung sau:
a)Đầu tư trang bị phương tiện, thiết bị PCCC của lực lượng Cảnh sát phòngcháy và chữa cháy. Mức chi cho nội dung này không thấp hơn 70% nguồnkinh phí thực chi cho hoạt động PCCC trong năm; nguồn kinh phí còn lạitối đa không quá 30% để chi cho các hoạt động quy định tại điểm b vàđiểm c khoản này.
b)Hỗ trợ tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến kiến thức pháp luật và kiếnthức phổ thông về PCCC chung cho toàn dân. Nội dung và mức chi cho cáchoạt động này áp dụng theo Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 8/8/2005 củaBộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho cáccông tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Hỗ trợ khen thưởng thành tích trong công tác PCCC cho các đối tượng sau:
- Tổ chức, cá nhân trực tiếp làm nhiệm vụ PCCC;
- Tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp trong công tác PCCC.
Mứckhen thưởng tối đa không quá 5 triệu đồng đối với tập thể; 3 triệu đồngđối với cá nhân. Bộ Công an hướng dẫn cụ thể việc khen thưởng và kinhphí khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác PCCC.
3.Sáu tháng một lần, Bộ Công an có trách nhiệm làm thủ tục hạch toán kinhphí từ tài khoản tạm giữ vào ngân sách nhà nước. Cuối năm, số chênhlệch giữa số thu phí đã hạch toán vào ngân sách với số dự toán đầu nămsẽ được giảm trừ hoặc bổ sung vào dự toán thu, chi từ nguồn kinh phíbảo hiểm cháy, nổ bắt buộc của năm sau.
4.Cục Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Bộ Công an tiếp nhận, quản lý, sửdụng nguồn kinh phí đóng góp cho các hoạt động PCCC của các doanhnghiệp bảo hiểm.
5.Kho bạc nhà nước Trung ương kiểm soát các khoản chi khi thực hiện cấpphát kinh phí cho hoạt động PCCC theo dự toán đã được phê duyệt.
6.Hàng năm, Bộ Công an có trách nhiệm xét duyệt quyết toán khoản chi từnguồn kinh phí đóng góp cho hoạt động PCCC, tổng hợp chung vào quyếttoán ngân sách nhà nước của Bộ Công an và gửi Bộ Tài chính để tổng hợp,trình cấp có thẩm quyền quyết định.
7.Kinh phí đóng góp cho các hoạt động PCCC từ kinh doanh bảo hiểm cháy,nổ bắt buộc cuối năm chưa chi hết thì được chuyển sang năm sau để tiếptục chi cho các nội dung theo hướng dẫn tại Thông tư này.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thôngtư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, đề nghị phản ánhvề Bộ Tài chính, Bộ Công an để có hướng dẫn kịp thời./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN THỨ TRƯỞNG
Trần Đại Quang |
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH THỨ TRƯỞNG
Trần Xuân Hà |
PHỤ LỤC 1:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN VỀ AN TOÀN
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Kính gửi:
Tên tôi là: ……………………………………………………….
CMND/Hộ chiếu số………………… do: ................. cấp ngày…….
là đại diện cho: …………….
Địa chỉ:……….
Điện thoại………………..Fax:…………
Quyết định thành lập doanh nghiệp số:……….. ngày… tháng…..năm
Đăng ký kinh doanh số: ………………… ngày…….tháng …năm….tại……
Số tài khoản…….. tại ngân hàng…….
Đề nghị Quý cơ quan xem xét xác nhận đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháycho………………
Địa chỉ:……………..
Để:………………….
Tôicam kết thực hiện, bảo đảm và duy trì liên tục các điều kiện đảm bảo antoàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định như đã được cơ quan Cảnh sátphòng cháy và chữa cháy xác nhận; đồng thời có trách nhiệm thông báokịp thời cho Quý cơ quan biết để có những thay đổi có liên quan vềphòng cháy và chữa cháy đã xác nhận.
…..Ngày…..tháng…..năm…
(Ký tên và/hoặc đóng dấu)
PHỤ LỤC 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC |
|
|||||
|
|
|
|
|
|
|
Tên doanh nghiệp |
|
|
|
|||
Kỳ báo cáo |
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
STT |
Mã số |
Danh mục cơ sở (*) |
Doanh thu bảo hiểm cháy, nổ |
|
||
Thuộc phạm vi BH cháy, nổ bắt buộc |
Thuộc phạm vi bảo hiểm tự nguyện (nếu có) |
|
||||
|
||||||
1 |
0100 |
|
|
|
|
|
2 |
0200 |
|
|
|
|
|
3 |
0300 |
|
|
|
|
|
4 |
0400 |
|
|
|
|
|
5 |
0500 |
|
|
|
|
|
6 |
0600 |
|
|
|
|
|
… |
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*) Danh mục cơ sở theo quy định tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2 Nghị định 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ.
|
||||||
|
|
|
|
|
||
|
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
|
|
||||
|
|
|
|
..., ngày…. tháng…. năm… |
||
|
Người lập biểu |
|
Tổng giám đốc (Giám đốc) |
|||
|
(Ký và ghi rõ họ tên) |
|
(Ký và đóng dấu) |
|||
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 3 |
BÁO CÁO SỐ TIỀN TRÍCH NỘP TỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ |
||||
|
BẮT BUỘC THEO QUI ĐỊNH |
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kỳ báo cáo |
Doanh thu bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc |
Số tiền trích nộp theo quy định |
|||
Doanh thu phát sinh |
Doanh thu thực thu |
Số tiền phải nộp |
Đã nộp trong kỳ |
Còn phải nộp trong kỳ |
|
6 tháng đầu năm |
|
|
|
|
|
6 tháng cuối năm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực. |
|
||||
|
|
|
|
..., ngày…. tháng…. năm… |
|
Người lập biểu |
|
|
Tổng giám đốc (Giám đốc) |
||
(Ký và ghi rõ họ tên) |
|
|
(Ký và đóng dấu) |
||
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 4: BÁO CÁO QUYẾT TOÁN KINH PHÍ PHẢI ĐÓNG GÓP
TRÍCH NỘP TỪ BẢO HIỂM CHÁY, NỔ BẮT BUỘC
Tên doanh nghiệp bảo hiểm:
1- Doanh thu phát sinh theo quyết toán
2- Doanh thu thực thu theo số liệu quyết toán
3- Số phải trích nộp theo quyết toán
4- Số đã nộp (theo phụ lục 3)
5- Số còn phải nộp và số nộp thừa
Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin trên là đúng sự thực.
..., ngày…. tháng…. năm…
Người lập biểu (Ký và ghi rõ họ tên) |
Tổng giám đốc (Giám đốc) (Ký và đóng dấu) |
|
|
- Đảm bảo cung cấp dịch vụ, sản phẩm có chất lượng cao, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng - Duy trì tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong cung cấp các dịch vụ. - Không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xây dựng và duy trì mối...