TCN 58 – 1997

TCN 58 – 1997

PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHỢ VÀTRUNG TÂM THƯƠNG MẠI,

YÊU CẦU AN TOÀN TRONG KHAITHÁC

 

            1.PHẠM VI ÁP DỤNG

            1.1.Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản về an toàn phòng cháy (PCCC) trongquản lý, khai thác chợ và trung tâm Thương mại.

            1.2.Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các chợ tạm (chợ họp trên các vỉa hè, lòngđường và các chợ “trời”, chợ chuyên bán các mặt hàng vắt vai, xách tay…)

 

            2.TIÊUCHUẨN TRÍCH DẪN

 

            -TCVN 2622 – 1995 – Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiếtkế.

            -TCVN 6161 – 1996 – Phòng cháy chữa cháy – chợ và trung tâm thương mại – Yêu cầuthiết kế.

            -TCVN 5738 – 1993 – Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật

            -TCVN 5760 – 1993 – Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế lắp đặt và sửdụng.

            - 20 TCN25 – 91 – Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩnthiết kế.

 

            3.THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

 

            3.1.Định nghĩa chợ và trung tâm thương mại, các định nghĩa diện tích kinh doanh,tổng diện tích gian hàng…. Theo mục 3 trong TCVN 6161 – 1996.

            3.2.Phân loại chợ theo mục 4 trong TCVN 6161 – 1996.

 

            4.YÊU CẦU CHUNG    

            4.1.Thủ trưởng đơn vị quản lý chợ, trung tâm thương mại là người chịu trách nhiệmvề công tác PCCC và có nhiệm vụ:

            4.1.1.Căn cứ vào tiêu chuẩn này, các văn bản pháp quy về PCCC có liên quan và đặcđiểm kinh doanh của cơ sở để lập các phương án PCCC, phương án sơ tán khi cócháy, tổ chức ký cam kết về công tác PCCC với các hộ kinh doanh và ban hành cácbản hướng dẫn, nội dung PCCC cho các quầy, sạp và các gian hàng, kho hàng hóa …có tại cơ sở.

            4.1.2.Bố trí sắp xếp các hộ kinh doanh theo mặt hàng, nhóm hàng bảo đảm đúng yêu cầucủa công tác PCCC.

            4.1.3.Thành lập các đội PCCC nghĩa vụ theo quy mô của chợ trung tâm thương mại tại cơsở, thường xuyên kiểm tra và tạo điều kiện thuận lợi cho các đội hoạt động.

            4.1.4.Hàng năm dự trù kinh phí và mua sắm trang thiết bị, phương tiện PCCC theo hướngNhà nước và nhân dân cùng làm để trang bị cho cơ sở theo yêu cầu của công tácPCCC.

            4.1.5.Thường xuyên liên hệ và phối hợp chặt chẽ với cơ quan PCCC địa phương và cácđơn vị lân cận để thực hiện tốt công tác PCCC của cơ sở.

            4.1.6.Trên cơ sở phương án PCCC, phân công thực hiện cụ thể cho các hộ kinh doanh vàcán bộ công nhân viên (CBCNV) trực thuộc.

            4.2.Trưởng ban bảo vệ và đội trưởng PCCC nghĩa vụ tại các chợ và trung tâm thươngmại có trách nhiệm.

            4.2.1Hàng năm tổ chức luyện tập theo phương án PCCC đã ban hành để ứng phó kịp thời,có hiệu quả khi xảy ra cháy.

            4.2.2.Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn hộ kinh doanh thực hiện tốt tiêu chuẩn này vàcác văn bản pháp quy về công tác PCCC có liên quan cũng như việc sử dụng cácphương tiện, dụng cụ PCCC.

            4.2.3.Thường xuyên tổ chức kiểm tra các hộ kinh doanh, CBCNV tại cơ sở thực hiện đầyđủ những quy định về PCCC nhằm loại trừ các nguyên nhân gây ra cháy, tập trungtrọng điểm vào những vấn đề sau:

            *Tình trạng an toàn phòng cháy tại các quầy hàng, sạp hàng (tường ngăn, váchngăn, cách bày xếp hàng…) các công trình phụ trợ (hệ thống thông gió, hệ thốngđiện, thang cuốn, đường đi lại, cửa thoát nạn…)

            Việcchấp hành các quy định về PCCC của các hộ kinh doanh, CBCNV và khách hàng đếnmua, bán hàng.

            4.2.4.Quản lý chặt chẽ số lượng và chất lượng các dụng cụ, phương tiện PCCC, phâncông người chuyên trách bảo quản và để đúng nơi quy định, bảo đảm khi xảy racháy có thể sử dụng được ngay.

            4.2.5.Lưu giữ và quản lý toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến công tác PCCC củađơn vị.

            4.3.CBCNV và các hộ kinh doanh tại chợ và trung tâm thương mại có trách nhiệm:

            4.3.1.Nghiêm chỉnh chấp hành sự phân công của Thủ trưởng đơn vị về công tác PCCC.

            4.3.2.Tự giác chấp hành và nhắc nhở mọi người cùng chấp hành đầy đủ các văn bản phápquy về an toàn PCCC của ngành và của cơ sở.

            4.3.3.Giữ gìn nơi làm việc, quầy hàng, sạp hàng, gian hàng, hệ thống điện, thiết bị,công cụ và phương tiện kinh doanh luôn luôn ở tình trạng tốt, gọn, sạch bảo đảman toàn phòng cháy. Nếu phát hiện thấy những sai sót, hư hỏng đe dọa đến antoàn phòng cháy phải xử lý kịp thời hoặc báo cho trưởng ban bảo vệ biết để xửlý.

            4.3.4.Hiểu rõ, nắm vững các phương án PCCC, phương án thoát nạn và nhiệm vụ được phâncông cụ thể khi xảy ra cháy.

            4.3.5.Hiểu  rõ, nắm vững các tính năng, côngdụng và biết cách sử dụng, bảo quản các dụng cụ, phương tiện chữa cháy Thủtrưởng đơn vị giao cho.

            4.3.6.Hết giờ làm việc, hết giờ buôn bán kinh doanh, trước khi ra về phải ngắt tất cảcác thiết bị tiêu thụ điện; kiểm tra, xem xét tình trạng an toàn phòng cháy tạinơi mình đang kinh doanh, đang làm việc,

 

            5.YÊUCẦU ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH DOANH

 

            5.1.Tại các gian hàng, quầy hàng, sạp hàng, nơi giao và nhận hàng phải đảm bảo cácyêu cầu sau:

            5.1.1.Xếp hàng hóa gọn gàng và riêng từng chủng loại theo tính chất và yêu cầu PCCC.

            5.1.2.Có lối đi lại thuận tiện, bảo đảm sơ tán và cứu chữa được dễ dàng khi xảy ra cháy.

            5.1.3.Không xếp hàng hóa sát với nguồn nhiệt có khả năng gây ra cháy (bóng đèn, lòsưởi, bàn là, bếp,… )

            5.1.4.Không thắp hương, hóa vàng mã, đốt lửa.

            5.1.5.Không tự ý cải tạo quầy, sạp, cơi nới, ngăn che, làm mái vẩy, lều bạt… sai,trái với thiết kế ban đầu.

            5.1.6.Không bày bán, để hàng hóa lấn chiếm diện tích công cộng, nhất là trên cácđường đi lại, đường thoát nạn, cửa vào ra, cửa thoát nạn…

            5.1.7.Không cấp giữ, mua và bán các loại hàng đặc biệt nguy hiểm về cháy nổ, như xăngdầu,hóa chất dễ cháy nổ đã được quy định trong Nghị định 02/CP ngày 05 tháng 01năm 1995 về hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hóa dịch vụ kinhdoanh thương mại có điều kiện ở thị trường trong nước ( Mặt hàng nào có điềukiện như trong Nghị định thì được phép kinh doanh ).

            5.2. Đốivới các gian phòng dùng vào mục đích sinh hoạt công cộng khác (phòng thể dục hìnhthể, phòng khiêu vũ, phòng ăn, uống, giải khát, phòng trưng bày hàng hóa…)không được:

            5.2.1.Cài cửa hoặc khóa cửa phía trong.

            5.2.2.Để bàn, ghế và các vật dụng khác trên đường đi lại, cửa ra vào. Ngoài ra cònphải tuân theo các quy định của ngành chức năng về tổ chức và kỹ thuật dochuyên ngành quy định.

            5.3. Việcsử dụng điện, các thiết bị điện trong các gian hàng, quầy hàng, sạp hàng, trongcác phòng sinh hoạt công cộng phải tuân theo đúng quy định trong Phần 8 củatiêu chuẩn này.

 

            6.YÊU CẦU ĐỐI VỚI KHO VÀ NƠI ĐÓNG GÓI HÀNG HÓA.

 

            6.1.Hàng hóa xếp trong kho phải thực hiện đúng quy định bảo quản của từng loại vàtheo các nguyên tác sau:

            6.1.1.Gọn gàng, ngăn nắp, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm đếm.

            6.1.2.Sắp sếp hàng hóa theo từng loại, có cùng đặc điểm, cùng phương pháp PCCC giốngnhau.

            6.1.3.Bảo đảm lối đi ngang, dọc hợp lý, thuận tiện cho việc lấy hàng, sơ tán người vàhàng khi xảy ra cháy.

            6.1.4.Loại trừ được những điều kiện có thể dẫn đến tự cháy do phát sinh nhiệt, do tácdụng phản ứng hóa học …(không xếp hàng hóa gần bóng điện, gần dây dẫn điện, cáchàng hóa kỵ nhau sát gần nhau…)

            6.2.Các vỏ hộp, thùng, túi, giấy gói, giấy lót sau khi lấy hàng ra phải xếp, để gọngàng và sau ngày làm việc phải mang ra khỏi quầy hàng, kho hàng và nơi sangbao, đóng gói.

            6.3.Đóng gói, sang bao với khối lượng lớn (Một người làm trên 6 giờ/ngày) phải thựchiện ở khu vực riêng, nơi chuyên dành cho việc đóng gói.

            6.4.Cửa và lối ra vào kho và nơi sang bao, đóng gói phải thông thoáng. Không đểhàng hóa, vật dụng trên đường làm cản trở sự đi lại.

            6.5.Trong các gian kho, nơi sang bao, đóng gói không được:

            6.5.1.Bố trí người ngủ.

            6.5.2.Hút thuốc, dùng lửa và dùng các nguồn nhiệt để sấy hàng.

            6.6.Việc sử dụng điện trong các gian kho, nơi sang bao, đóng gói phải thực hiệntheo quy định trong các Điều 8.1 đến 8.5 của tiêu chuẩn này.

            6.7.Thủ kho và người đóng gói, sang bao hàng trước khi ra về phải kiểm tra kỹ tìnhtrạng an toàn phòng cháy tại nơi mình phụ trách và ngắt tất cả các thiết bịtiêu thụ điện ra khỏi nguồn điện, khóa cửa, niêm phong, chìa khóa giao cho bảovệ quản lý.

 

            7. YÊUCẦU ĐỐI VỚI KHU HÀNH CHÍNH

 

            7.1.Khu vực làm việc của các bộ phận quản lý chợ và trung tâm thương mại phải luônluôn gọn gàng, ngăn nắp. Các cửa ra vào, lối đi lại phải thông thoáng, thuậntiện, không để các vật chướng ngại làm cản trở sự đi lại.

            7.2. Việcđun nấu phục vụ cho sinh hoạt phải tập trung ở một nơi nhất định và có quy chếquản lý chặt chẽ các nguồn lửa.

            7.3.Việc sử dụng điện phải thực hiện các quy định trong các điều từ Điều 8.1 đến8.5; trường hợp dùng bếp than, đèn dầu phải thực hiện các quy định trong Điều8.6 đến Điều 8.9 của tiêu chuẩn này.

 

            8.YÊU CẦU ĐỐI CỚI SỬ DỤNG ĐIỆN, BẾP, ĐÈN DẦU

 

            8.1.Mỗi năm thủ trưởng đơn vị quản lý chợ, trung tâm thương mại phải tổ chức kiểmtra hệ thống điện ít nhất một lần. Khi kiểm tra phải xem xét kỹ tình hình bênngoài và các thông số kỹ thuật của thiết bị điện, điên trở nối đất, thiết bị nốiđất, chống sét, khả năng hoạt động của các thiết bị bảo vệ (rơ – le, cầu chì,áp – tô- mát…) và phải ghi nhận xét về những ưu, nhược điểm, các biện pháp,thời gian khắc phục những tồn tại vào sổ kiểm tra.

            8.2.Khi sửa chữa, thay dây dẫn mới phải bảo đảm các mối nối chắc chắn và được bảovệ bằng lớp cách điện.

            8.3.Tại những nơi có sử dụng những máy, thiết bị điện để phục vụ cho kinh doanh nhưlò sấy, bàn là, bếp điện… phải tuân theo các nguyên tác sau:

            8.3.1.Mỗi thiết bị phải có bản hướng dẫn sử dụng hoặc có quy trình sử dụng, vận hành,bảo dưỡng sửa chữa riêng  cho từng loạiphù hợp với yêu cầu quản lý sử dụng, đồng thời phải giao cho một người chịutrách nhiệm chính quản lý.

            8.3.2.Đặc tính của cá máy, thiết bị bảo vệ phải phù hợp với thông số kỹ thuật do nhàchế tạo quy định.

            8.4.Khi sử dụng hệ thống điện trong các chợ và trung tâm thương mại không được:

            8.4.1.Tự ý sửa chữa, mắc thêm dây dẫn, ổ cắm, các thiết bị tiêu thụ điện.

            8.4.2.Dùng giấy bạc hoặc dây kim loại khác không phù hợp để thay thế cầu chì bị đứt,áp - tô –mát bị hỏng.

            8.4.3.Dùng vật liệu dễ cháy như giấy, các tông, vải, ni – lon… để bao che bóng điện.

            8.4.4.Phơi, treo quần áo, khăn, mũ, tranh ảnh… trên dây điện, ổ cắm, công tắc, cầuchì, cấu dao điện.

            8.4.5.Dùng bóng đèn để sấy hàng hóa.

            8.4.6.Treo bóng  đèn sát vách ngăn, tường ngănlàm bằng các vật liệu dễ cháy.

            8.4.7.Cắm dây dẫn điện trực tiếp vào ổ cắm.

            8.4.8.Gập, buộc, kéo căng dây dẫn; treo đèn chùm, bóng đèn trực tiếp trên dây dẫn.

            8.5.Trong khi sử dụng thiết bị tiêu thụ điện phải:

            8.5.1.Đặt các thiết bị tiêu thụ điện(bàn là, lò sưởi điện, bếp điện…) trên nền làmbằng vật liệu không cháy và đúng nơi quy định của thủ trưởng đơn vị.

            8.5.2.kiểm tra cá vị trí đầu mối của hệ thống điện (công tắc, ổ cắm, hộp đấu dây.. )nếu có hiện tượng đánh lửa phải báo cho thợ điện của đơn vị đến sửa chữa.

            8.5.3.Khi không còn nhu cầu sử dụng các thiết bị tiêu thụ và kiểm tra lại toàn bộ hệthống điện tại nơi làm việc.

            8.6. Nhữngnơi không có điện hoặc khi mất điện chỉ được dùng đèn ắc quy, đèn pin để chiếusáng.

            8.7.Các chợ và trung tâm thương mại có những điều kiện đặc biệt, không thể dùng đènắc quy, đèn pin được thì có thể cho phép dùng đèn dầu để chiếu sáng nhưng phảiban hành văn bản quy định chặt chẽ việc sử dụng đèn dầu và dự trữ dầu thắp.Trong các văn bản đó phải thể hiện được các nội dung sau:

            8.7.1.Treo hoặc đặt trên bệ vững chắc.

            8.7.2.Dùng loại đèn tốt,có đủ các bộ phận như thông phong, bộ điều chỉnh bấc không hưhỏng, thân đèn không bị rạn nứt, chảy dầu.

            8.7.3.Không để đèn gần nơi có các chất dễ gây cháy nổ

            8.7.4.Phải để đèn cách xa tường, hàng và các vật dễ cháy ít nhất 0,50m; nếu treo phảicách xa trần ít nhất là 0,70m và phía trên trần có đặt tấm phản xạ nhiệt.

            8.7.5.Chỉ dùng dầu hỏa. Không cho phép dùng xăng hoặc cồn để thắp đèn. Rót dầu vàođèn lúc sáng trời. Không rót dầu vào đèn lúc đèn còn nóng; không dùng diêm, lửatrần soi khi rót dầu.

            8.8.Những hộ kinh doanh trong các chợ và trung tâm thương mại muốn dùng bếp để đunnấu phải:

            8.8.1.Đăng ký số lượng, địa điểm, thời gian sử dụng bếp và được sự thỏa thuận của Thủtrưởng đơn vị.

            8.8.2.Để bếp xa các vật liệu dễ cháy ít nhất 0,70m, nếu có tấm cách nhiệt ngăn cháythì được phép để gần hơn, nhưng không dưới 0,20m.

            8.8.3.Thường xuyên có một xô chứa nước chữa cháy hoặc bình chữa cháy để cạnh bếp.

            8.8.4.Sau khi dùng xong phải tắt lửa và dọn dẹp sạch.

            8.9.Khi sử dụng bếp không được:

            8.9.1.Dùng xăng, dầu hỏa, … để nhóm bếp.

            8.9.2.Phơi, sấy các vật dễ cháy xung quanh bếp.

            8.9.3.Đổ tro còn lửa than vào đống rác có vật dễ cháy.

 

            9.YÊU CẦU ĐỐI VỚI THIẾT BỊ KỸ THUẬT

 

            9.1.Các thiết bị kỹ thuật bao gồm: Hệ thống thông gió, thoát khói, thang máy, thangcuốn … phải:

            9.1.1.Có quy trình quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa.

            9.1.2.  Có đủ hồ sơ, tài liệu quản lý kỹ thuật.

            9.1.3.Có kế hoạch kiểm tra định kỳ. Nếu phát hiện thấy những sai sót hoặc vi phạm quytrình phải kịp thời xử lý, điều chỉnh.

            9.1.4.Giao cho một người chịu trách nhiệm quản lý chính.

            9.2.Phải giữ hệ thống thông gió, thoát khói luôn luôn ở tình trạng tốt bảo đảmthông gió, thoát khí như đã thiết kế. Nếu có nút vỡ, hư hỏng phải kịp sửa chữa,phục hồi lại để đảm bảo đủ công suất như thiết kế ban đầu.

            9.3.Các thiết bị bảo vệ của thang máy, thang cuốn phải bảo đảm sự hoàn chỉnh đểloại trừ khả năng chập mạch, quá tải, phát nhiệt trên đường dây, cháy động cơvà thiết bị điện.

            9.4.Có kế hoạch sửa chữa dự phòng, nhất là các động cơ, dây dẫn, thiết bị bảo vệ ….tổ chức triển khai và theo dõi việc sửa chữa nhằm đảm bảo việc lựa chọn các dâydẫn, dây cáp và thiết bị thay thế đúng với công suất định mức của từng loại.

 

            10.HỆ THỐNG BÁO CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ DỤNG CỤ PHƯƠNG TIỆN CHỮA CHÁY BAN ĐẦU

 

            10.1.Đối với hệ thống báo cháy, chữa cháy phải :

            10.1.1.Có quy trình sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa riêng cho từng loại.

            10.1.2.Có đầy đủ hồ sơ  tài liệu quản lý kỹthuật.

            10.1.3.Giao cho một người chịu trách nhiệm quản lý chính.

            10.2.Có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ theo hướng dẫn của nhà chế tạo nhằm duytrì toàn bộ hệ thống luôn luôn ở tình trạng sẵn sàng hoạt động tốt.

            10.3.Định kỳ kiểm tra khả năng sẵn sàng hoạt động theo đúng tính năng công dụng củahệ thống báo cháy, chữa cháy và phải ghi nhận xét về những tồn tại, các biệnpháp và thời hạn khắc phụ những thiếu sót vào sổ kiểm tra.

            10.4.Những sai sót hoặc hư hỏng phải được điều chỉnh, sửa chữa thay thế, bổ sung kịpthời bảo đảm đúng với yêu cầu thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, tính năng công dụngcủa từng loại.

            10.5.Hệ thống báo cháy, chữa cháy sau khi sử dụng vào việc chữa cháy, thực tập hoặcbảo dưỡng sửa chữa phải được kiểm tra, nghiệm thu lại nhằm bảo đảm chất lượngvà các thông số kỹ thuật, theo đúng thiết kế quy định.

            10.6.Các dụng cụ, phương tiện chữa cháy ban đầu phải:

            10.6.1.Treo hoặc đặt vững chắc ở chỗ dễ thấy, dễ lấy, gần đường đi lại, gần cửa ravào, tại nơi khô ráo.

            10.6.2.Giao cho cán bộ công nhân viên hoặc cán bộ kinh doanh ở gần đó trông coi, quảnlý.

            10.6.3.Định kỳ kiểm tra theo đúng tính năng công dụng từng loại phương tiện dụng cụchữa cháy (khối lượng của khí, thử độ nở của bọt, độ tơi của bột, kiểm tra độvững chắc của thang, câu liêm…) để bảo đảm luôn luôn sẵn sàng sử dụng được ngay.    

  Thông tin chi tiết
Tên file:
TCN 58 – 1997
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
T-M Co., Ltd (tmvietnam@yahoo.com)
Website hỗ trợ:
http://tmpccc.com
Thuộc chủ đề:
Tiêu chuẩn Ngành
Gửi lên:
10/04/2011 07:13
Cập nhật:
16/04/2011 01:39
Người gửi:
tmvietnam
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
N/A
Xem:
3590
Tải về:
51
  Tải về
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Tầm nhìn phát triển

- Khát khao thương hiệu Việt. - Trong ngắn hạn: THIDACO củng cố hệ thống kinh doanh, hệ thống quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Hoàn thiện nhà máy và dây chuyền sản xuất… - Trung và dài hạn: THIDACO sẽ mở thêm nhà máy sản xuất, mở thêm các dịch vụ đi kèm nhằm hỗ...

Thăm dò ý kiến

Có nên thực hiện các đợt khuyến mãi sản phẩm?

Thống kê
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay12,594
  • Tháng hiện tại317,499
  • Tổng lượt truy cập23,448,366
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi