20 TCN 25 – 1991

20 TCN 25 –1991

ĐẶT ĐƯỜNGDẪN ĐIỆN TRONG NHÀ Ở VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG –

TIÊU CHUẨNTHIẾT KẾ

 

            Tiêuchuẩn này áp dụng để thiết kế đặt các đường dẫn điện cho nhà ở và công trìnhcông cộng; với các dây dẫn bọc cách điện hoặc cáp điện có dòng điện xoay chiềuvà một chiều, điện áp đến 1000V.

            Việcthiết kế đặt đường dẫn cho nhà ở và công trình công cộng còn phải thỏa mãn cácyêu cầu quy định của các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành có liên quan. Với cáccông trình công cộng còn phải tuân theo các yêu cầu quy định của các tiêu chuẩnquy phạm hiện hành của mỗi loại công trình.

            Tiêuchuẩn này thay thế cho quy phạm thiết kế đặt đường dây dẫn điện trong các côngtrình kiến trúc 20TCN 25-65.

 

            1.QUY ĐỊNH CHUNG

 

            1.1.Dòng điện liên tục cho phép của dây dẫn bọc cách điện, cáp điện không vượt quácác trị số quy định của các nhà chế tạo và phải xét tới nhiệt môi trường,phương pháp đặt.

            1.2.Mặt cắt của các ruột dẫn điện ( dây dẫn mềm, dây điện nửa cứng, dây điện cứngvà cáp điện) không nhỏ quá các trị số quy định ở Bảng 1.

Bảng 1

 

Loại dây

Mặt cắt nhỏ nhất của ruột dẫn điện(mm2)

 

Đồng

Nhôm

1

2

3

1. Dây dẫn bọc cách điện, mềm, hai ruột nhiều sợi đấu vào đèn điện

0,75

 

2. Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ, đặt cố định trong nhà

a. Trên puly hoặc các kẹp, treo dưới dây căng

b. Trong máng, hộp, dàn (trừ trường hợp kín)

- Khi các ruột nối bằng các kẹp bắt bu lông

- Khi các ruột nối bằng cách hàn

+ Ruột một sợi

+ Ruột nhiều sợi

c. Trên các sứ đỡ

 

 

 

 

1

 

1

 

 

 

 

 

0,5

0,35

1,5

 

 

 

2,5

 

2

 

 

 

 

 

 

 

4

3. Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ đặt ngoài nhà:

a. Theo tường hoặc theo các kết cấu công trình hoặc trên sứ đỡ của cột, các đường rẽ nhánh vào nhà từ đường dây  trên không.

b. Trên puly, dưới mái hắt.

 

 

 

 

 

 

 

2,5

1,5

 

 

 

 

 

 

 

4

2,5

4. Dây dẫn bọc cách điện và cáp điện có hoặc không có vỏ bọc bảo vệ, đặt trong ống các loại, ống mềm bằng kim loại và trong hộp kín.

 

 

 

 

1

 

 

 

 

2

5. Cáp điện và dây dẫn bọc cách điện có vỏ bảo vệ, ở những đường dây dẫn điện cố định (không đặt trong ống các loại, ống mềm bằng kim loại và trong hộp kín):

a. Khi các ruột nối bằng cách kẹp bắt bulông

b. Khi các ruột bằng cách hàn:

+ Ruột một sợi

+ Ruột nhiều sợi

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

0,5

0,35

 

 

 

 

 

 

2,5

6. Dây dẫn bọc cách điện có hoặc không có vỏ bảo vệ và cáp điện đặt trong mương kín hoặc mương đúc liền trong các kết cấu xây dựng (hoặc trong hay dưới lớp vữa trát)

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

2

 

            1.3Hệ thống đường dẫn điện phải được độc lập vế cơ, điện với các hệ thống khác vàphải đảm bảo dễ dàng thay thế, sửa chữa khi cần thiết.

            1.4Chỗ nối hoặc rẽ nhánh dây dẫn, cáp điện phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn dẫn điện nhưmột dây dẫn, cáp điện liên tục và không được chịu lực tác động bên ngoài.

            1.5Dây dẫn, cáp điện ( trừ trường hợp dự phòng ) cho phép đặt chung trong ống thépvà các loại ống khác có độ bền cơ học tương tự, trong các hộp, máng và mươngkín, trong các kết cấu xây dựng nhà khi :

            a.Tất cả các mạch cùng một tổ máy.

            b.Các mạch động lực và mạch kiểm tra của một số bảng điện, tủ điện, bảng và bànđiều khiển có liên quan về công nghệ.

            c.Mạch cấp điện cho đèn phức tạp.

            d.Mạch của một số nhóm thuộc cùng một dạng chiếu sáng (chiếu sáng làm việc vàchiếu sáng sự cố) với số dây dẫn không quá 8.

            1.6Các mạch điện dự phòng cũng như các mạch điện chiếu sáng làm việc và chiếu sángsự cố, không được đặt chung trong một ống, một hộp hay một máng.

            1.7.Khi đặt hai hay nhiều dây dẫn trong một ống, đường kính trong của ống khôngđược nhỏ quá 11mm.

            Khôngcho phép đặt một dây pha điện xoay chiều trong ống thép hoặc trong ống cáchđiện có vỏ bọc bằng thép, nếu tải dòng điện danh định lớn quá 25A.

            1.8.Khi đặt ống luồn dây dẫn hoặc cáp điện đảm bảo ống có độ dốc đủ để nước chảy vềphía thấp nhất và thoát ra ngoài, không được để nước thấm vào hoặc đọng lạitrong ống.

            1.9.Cho phép dùng ống bẹt, hình bầu dục nhưng phải đảm bảo đường kính của ống khônglớn quá 10% đường kính nhỏ ( của ống).

            1.10.Để lớp cách điện của dây dẫn không bị hỏng do cọ xát với miệng ống, phải giũatròn miệng ống hoặc lắp thêm phụ tùng đệm. Các phụ tùng nối ống không được chịucác lực tác động bên ngoài.

            1.11.Các hộp nối dây hoặc các hộp rẽ nhánh, đường kính ống luồn dây dẫn, luồn cápđiện cũng như số lượng và bán kính uốn cong đoạn ống phải đảm bảo luồn và thaythế dây dẫn, cáp điện được dễ dàng.

            1.12.Tất cả các mối nối và rẽ nhánh dây dẫn, cáp điện phải được thực hiện trong hộp nốidây và hộp rẽ nhánh.

            1.13.Các hộp nối dây và hộp rẽ nhánh phải đảm bảo an toàn về điện và phòng chốngcháy. Kết cấu hộp phải phù hợp với phương pháp đặt và môi trường. Cấu tạo hộpcũng như vị trí đặt hộp phải dễ dàng kiểm tra, sửa chữa khi cần thiết.

            1.14.Khi dây dẫn hoặc cáp điện xuyên móng , tường, trần nhà, sàn nhà, phải đặt trongống thép hoặc các ống có độ cứng tương tự. Đường kính trong ống phải lớn hơn1,5 lần đường kính ngoài của dây dẫn hoặc cáp điện thực hiện theo Điều 3.1. khiđặt hở.

            1.15.Khi đường dẫn điện đi qua khe lún, khe co dãn, phải có biện pháp chống bị hưhỏng.

            1.16.Khi dùng dây thép treo cáp điện, chỉ được cho dây treo chịu một lực không quá ¼ứng lực làm đứt dâythép đó.

            1.17.Các bộ phận bằng kim loại của đường dẫn điện (kết cấu hộp, máng, dàn, giá đỡ,ống luồn dây hoặc cáp điện…) phải được bảo vệ chống bị ăn mòn và phải thích hợpvới môi trường.

            1.18.Các bộ phận bằng kim loại không mang điện của đường dây dẫn điện phải được nốiđất bảo vệ (hoặc nối không).

 

 

 

            2. CHỌN HÌNH THỨC ĐƯỜNG DẪN ĐIỆN,DÂY DẪN VÀ CÁP ĐIỆN.

 

            2.1.Đường dẫn điện phải thích hợp với các điều kiện môi trường, mang tính chấtsử dụng và đặc điểm kiến trúc công trình cũng như các yếu cầu vềkỹ thuật an toàn và phòng chống cháy ở những nơi có nguy hiểm vềcháy phải theo các yêu cầu ở Bảng 2:

 

            Bảng 2-Chọn hình thức và phương phápđặt đường dẫn điện theo yêu cầu phòng chống cháy.

 

Hình thức và phương pháp đặt đường dẫn điện trên các bề mặt và các chi tiết

Dây dẫn, cáp điện

Bằng vật liệu cháy

Bằng vật liệu cháy, khó cháy

 

A- Đường dẫn điện đặt hở

Trên puly kẹp, giá đỡ

Trực tiếp

- Dây dẫn có hoặc không có vỏ bảo vệ và cáp điện có vỏ bọc bằng vật liệu cháy.

Trực tiếp

 

- Dây dẫn có vỏ bảo vệ và cáp điện có vỏ bọc bằng vật liệu không cháy, khó cháy.

Trong ống và hộp bằng vật liệu không cháy

Trong ống và hộp bằng vật liệu không cháy, khó cháy 

- Dây dẫn có hoặc không có vỏ bảo vệ, cáp điện có vỏ bằng vật liệu cháy, khó cháy.

B- Đường dẫn điện đặt kín

Có lớp lót bằng vật liệu không cháy và trát vữa hoặc bảo vệ kín các phía bằng lớp vật liệu không cháy(1)

Trực tiếp

Dây dẫn có hoặc không có vỏ  bảo vệ, cáp điện có vỏ bằng vật liệu cháy.

Trực tiếp

Trực tiếp

Như trên nhưng bằng vật liệu không cháy

Trong ống và hộp bằng vật liệu khó cháy, có lớp vật liệu không cháy lót ống và hộp và có vữa trát (2)

Trong ống và hộp bằng vật liệu cháy đúc liền khối, trong rãnh …, trong lớp vật liệu không cháy bao kín (3)

Dây dẫn không có vỏ bảo vệ và cáp điện có vỏ bằng vật liệu cháy, khó cháy và không cháy

 

Ghi chú:

            1- Lớp lót bằng vật liệu không cháy dàyít nhất 10mm.

            2- Ống phải được trát vữa kín,hoặc bọc phi–bơ–rô-xi-măng...dày ít nhất 10mm.

            3- Lớp Bo kín quanh ống (hộp …)bằng vật liệu không cháy có thể là vữa phi-bơ-rô-xi-măng hoặc bê tôngdày ít nhất 10mm.

            2.2.Loại đường dẫn điện, phương pháp đặt dây dẫn và cáp điện theo điềukiện môi trường được chọn theo Bảng 3.

            Khiđồng thời có nhiều điều kiện đặc trưng của môi trường (Bảng 3) thìđường dây dẫn điện phải thỏa mãn tất cả các điều kiện đó.

            2.3.Cách điện của dây dẫn, cáp điện dùng trong đường dẫn diện khôngnhững phải phù hợp với điện áp danh định của  lưới điện mà còn phải phù hợp vớihình thức đặt và điều kiện môi trường.

            Khicó những yêu cầu đặc biệt liên quan tới thiết bị, cách điện của dâydẫn và vỏ bảo vệ của dây dẫn, cáp điện cũng phải thỏa mãn nhữngyêu cầu đó.

            2.4.Dây trung tính phải có cách điện như dây pha.

            2.5.Cho phép đặt cáp điện có vỏ cao su, vỏ chì, nhôm, chất dẻo ở cácphòng ẩm, phòng rất ẩm, phòng rất ẩm, phòng có nguy hiểm về cháy vàphòng có nhiệt độ không quá 400 C.

            2.6.Ở những nơi có nhiệt độ từ 400 C trở lên phải dùng dâydẫn, cáp điện mà lớp cách điện và vỏ bọc chịu được nhiệt độ caohoặc phải giảm bớt phụ tải của dây dẫn và cáp điện.

            Chọnloại đường dẫn điện, phương pháp đặt dây dẫn, cáp điện theo điềukiện môi trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 3     

 

Điều kiện môi trường

Đường dẫn điện

Dây dẫn, cáp điện

A. Đường dẫn đặt hở

Phòng khô , ẩm

Trên puly sứ hoặc kẹp

-          Dây dẫn một ruột không có vỏ bảo vệ

-          Dây dẫn hai ruột

Phòng khô

Như trên

 

Các loại phòng và với các thiết trí điện ngoài nhà

-Trên sứ cách điện, puly sứ, ở các thiết trí điện ngoài nhà dùng puly sứ có kích thước lớn, loại dùng cho những nơi ẩm chỉ cho phép dùng ở những chỗ có nước hoặc nước mưa không rơi trực tiếp vào đường dẫn điện trực tiếp theo mặt tường trần và các kết cấu của nhà

 

Dây dẫn một ruột không có vỏ bảo vệ. Cáp điện có vỏ bảo vệ không bằng kim loại  

Các loại phòng

Như trên

- Dây dẫn một hoặc nhiều ruột có hoặc không có vỏ bảo vệ.

 - Cáp điện có vỏ bảo vệ không bằng kim loại.

Các loại phòng và với các thiết trí điện ngoài nhà

Trên dàn, giá đỡ và hộp không có nắp đậy

Như trên

Các loại phòng và với các thiết trí điện ngoài nhà

Treo dưới dây căng

- Dây dẫn loại treo dưới dây căng.

- Dây dẫn một hoặc nhiều ruột có hoặc không có vỏ bảo vệ

- Cáp điện có vỏ bảo vệ không bằng kim loại

B- Đường dẫn điện đặt kín

Các loại phòng và với các thiết trí điện ngoài nhà

Trong ống không bằng kim loại và bằng các vật liệu cháy (chất dẻo …).

Trong rãnh kín của các cấu kiện xây dựng

-    - Dây dẫn một hoặc nhiều ruột, có hoặc không có vỏ bảo vệ.

-    - Cáp điện có vỏ bảo vệ không bằng kim loại.

 

Ngầm tường hoặc dưới lớp vữa trát. Trong lớp ốp tường, trần nhà bằng puly sứ, kẹp, hoặc trong ống bằng các vật liệu không cháy.

- Cấm dùng ống cách điện có vỏ kim loại ở nơi ẩm, rất ẩm và với các thiết trí điện ngoài nhà

- Cấm dùng ống thép và hộp thép có bề dày 2mm và nhỏ hơn ở nơi ẩm, rất ẩm và với các thiết trí điện ngoài nhà.

 

Phòng khô, ẩm và rất ẩm

Trong các cấu kiện đúc sẵn hoặc liền khối

Dây dẫn không có vỏ bảo vệ

C- Đường dẫn điện đặt hở và đặt kín

Các loại phòng và với các thiết trí điện ngoài nhà

Trong ống thép(loại thông thường và loại dày) và các hộp thép kín. Trong ống không phải bằng kim loại và trong hộp bằng vật liệu khó cháy.

- Trong ống cách điện có vỏ bằng kim loại.

- Cấm dùng ống cách điện bằng kim loại ở nơi ẩm, rất ẩm và với các thiết trí điện ngoài nhà.

- Cấm dùng ống thép và hộp thép kín có bề dày 2mm và nhỏ hơn ở nơi ẩm và với các thiết trí điện ngoài nhà.

Dây dẫn một hoặc nhiều ruột có hoặc không có vỏ bảo vệ. Cáp điện có vỏ bảo vệ bằng kim loại

 

            2.7.Trongcác phòng ẩm, rất ẩm và với các thiết bị điện ngoài nhà, vỏ bọccách điện của dây dẫn, cáp điện, các giá  đỡ cách điện, các kết cấu treo, cácống, máng, dàn và hộp …. Phải chịu ẩm ướt.

            2.8.Trong các phòng có bụi, không được dùng hình thức đặt dây dẫn, cápđiện dể bị bám bụi hoặc khó làm sạch bụi.

            2.9.Trong các phòng và với các thiết bị điện ngoài nhà, có môi trườnghoạt tính hóa học, tất cả các phần của đường dẫn điện phải chịuđược tác động của môi trường, nếu không phải có biện pháp bảo vệ.

            2.10.Ở những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của tia nắng mặt trời phải cóbiện pháp bảo vệ  và cáp điệnchống ảnh hưởng đó.

            2.11.Ở những nơi đường dẫn điện đặt hở không chịu được các lực tác độngbên ngoài thì phải đặt dây dẫn, cáp điện trong ống thép, hộp thép,trong các vật bảo vệ hoặc phải dùng đường dẫn điện kín.

            2.12.Phải dùng dây dẫn và cáp điện có ruột đồng ở nhưng nơi nguy hiểmcháy, nổ, ở các công trình quan trọng, ở vùng biển hoặc những nơi cómôi trường hoạt tính hóa học; ở các bộ phận chuyển động hoặc cácmáy móc rung động; ở các thiết bị dụng cụ điện cầm tay di động vàcác hộ tiêu thụ điện loại 1 theo độ tin cậy cung cấp điện.

            2.13.Với đường dẫn điện ngoài nhà, phải dùng dây dẫn một ruột cách điệnkhông có vỏ bảo vệ hoặc cáp điện.

 

            3. ĐƯỜNG DẪN ĐIỆN HỞ TRONG NHÀ.

 

            3.1.Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bọc bảo vệ, đặt hở trực tiếpcác bề mặt, puly, sứ đỡ, kẹp, treo dưới dây căng, trên dàn, trongmáng…. Phải được thực hiện như sau;

            a.Khi điện áp trên 42V trong phòng ít nguy hiểm và khi điện áp đến 42 Vtrong các phòng bất kỳ, phải đặt ở độ cao ít nhất 2m so với mặtsàn hoặc mặt bằng làm việc.

            b.Khi điện áp trên 42V trong phòng nguy hiểm và rất nguy hiểm phải đặtở độ cao ít nhất 2,5 m so với mặt sàn hoặc mặt bằng làm việc.

            Khiđường dây đi xuống công tắc đèn, ổ cắm điện, thiết bị điều khiển và bảo vệ, bảngtủ điện, đèn và các thiết bị dùng điện khác đặt trên tường, không thực hiện cácyêu cầu trên.

            Khidây dẫn, cáp điện xuyên sàn nhà và đặt hở thẳng đứng (hoặc chéo) theo tườngnhà, phải được bảo vệ tránh va chạm. Độ cao bảo vệ ít nhất 1,5m so với mặt sàn.

            3.2.Không quy định độ cao đặt dây dẫn cách điện có vỏ bảo vệ, dây dẫn trong ống cáchđiện có vỏ bọc bằng kim loại, dây dẫn và cáp điện trong ống thép, ống mềm bằngkim loại.

            3.3.Khi đặt hở, dây dẫn và cáp điện có vỏ bọc bảo vệ  bằng vật liệu cháy, dây dẫn và cáp điện khôngcó vỏ bọc bảo vệ, khoảng cách từ vỏ dây dẫn, cáp điện các bề mặt đặt các kếtcấu, các chi tiết bằng vật liệu cháy ít nhất 10mm. Khi không đảm bảo đượckhoảng cách trên, phải ngăn cách bằng lớp vật liệu không cháy (vữa xi măng,phi-bơ-rô-xi-măng… ) dày ít nhất 10mm.

            3.4.Ở những chỗ buộc dây dẫn, phải dùng vải nhựa (băng dính…) quấn dây dẫn dẫn đểtránh dây buộc làm hỏng lớp cách điện của dây dẫn. Buộc dây dẫn vào puly hoặcđồ sứ đỡ, phải dùng dây thép mền không rỉ, dây đồng mền hoặc các loại dây kháccó độ bền tương tự và không bị hư hỏng do tác động của môi trường.

            3.5.Cáp điện có vỏ chì, vỏ nhôm, vỏ cao su, vỏ chất dẻo… được phép đặt hở với điềukiện ở nơi đặt không có động vật gặm nhấm phá hoại, không có các tác động cócác tác động cơ lý, không có các chất ăn mòn.

            3.6.Khi ống và hộp bằng vật liệu khó cháy đặt hở trên bề mặt các cấu kiện, các chitiết bằng vật liệu cháy hoặc khó cháy, khoảng cách từ ống (hộp) đến các bề mặtnói trên không nhỏ quá 10mm. Khi không đảm bảo được khoảng cách trên, phải ngăncách bằng lớp, vật liệu không cháy (vữa xi măng, phi-bơ-rô-xi-măng) dày ít nhất10mm.

            3.7.Trongcác phòng rất ẩm, độ cao từ mặt sàn tới mặt dưới của hộp không nhỏ quá 2m.

            3.8.Độ cao từ mặt sàn tới mặt dưới của máng, dàn không được quá nhỏ 2m. Riêng trongphòng điện cũng như phòng của nhân viên quản lý vận hành điện, độ cao đặt mángkhông quy định.

            3.9.Khoảng cách giữa các điểm cố định dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ đặttrên các giá đỡ cách điện không được lớn quá các trị số ở Bảng 4.

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Bảng 4 – Khoảng cách cho phép lớnnhất giữa các điểm cố định dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ trên cácgiá  đỡ cách điện.

 

Phương pháp đặt dây dẫn

Khoảng cách cho phép lớn nhất (m) khi mặt cắt ruột dẫn điện(mm2)

 

Đến 2.5

4

6

10

16 đến 25

35 đến 70

95 trở lên

1. Trên puly kẹp

0,80

0,80

0,80

0,80

1,0

1,2

1,2

2. Trên vật cách điện đặt ở tường và trần nhà

1

2

2

2

2,5

3

6

3. Trên vật cách điện đặt ở tường thuộc đường dẫn điện ngoài nhà.

2

2

2

2

2

2

2

4. Trên vật cách điện đặt ở vỉ kèo, cột hoặc tường.

- Với dây dẫn ruột đồng

- Với dây dẫn ruột nhôm

 

 

 

 

6

 

 

 

 

12

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

            3.10.Khoảng cách giữa các tim dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ của cùng mộtmạch hoặc của các mạch khác nhau đặt trên các giá đỡ cách điện không được nhỏquá các trị số ở Bảng 5.

            Bảng 5 – Khoảng cách cho phép nhỏ nhấtgiữa các tim dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bọc bảo vệ đặt trên các giá đỡcách điện.

 

Phương pháp đặt dây dẫn

Khoảng cách cho phép nhỏ nhất (m) khi mặt cắt ruột dẫn điện (mm2)

Đến 10

16 đến 25

35 đến 50

70 đến 95

120

-Trên puly, kẹp

- Trên vật cách điện

0,35

 

0,70

0,50

 

0,70

0,50

 

1,00

0,70

 

1,50

1,00

 

1,50

 

            3.11.Khi cáp điện đặt hở theo trần nhà, tường hoặc các cấu xây dựng của công trìnhphải được bắt chặt bằng cách kẹp theo các khoảng cách quy định ở Bảng 6.

            3.12.Ống cách điện có vỏ bằng kim loại, cáp điện, dây dẫn có vỏ bảo vệ, ống mền bằngkim loại phải được bắt chặt trên giá đỡ. Khoảng cách giữa các vật đỡ ống từ 0,8đến 1m; giữa các vật đỡ dây dẫn, cáp điện và ống mền bằng kim loại từ 0,5 đến0,7m.

           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Bảng 6 – Vị trí quy định các điểm giữa cápđiện

 

Vị trí cáp điện

Vị trí các điểm cáp điện

Mặt phẳng nằm ngang

Cáp điện trên giá đỡ: 1m với cáp điện động lực và chiếu sáng

Mặt thẳng đứng

Cáp điện trên giá đỡ: 1m với cáp điện động lực và chiếu sáng

Cáp điện đặt bằng các kẹp: 0,8 đến 1m

Mặt thẳng đứng

Tất cả các điểm cần tránh cho vỏ chì biến dạng, đồng thời tránh ruột cáp điện trong hộp dây kế cận bị tác động bởi trọng lượng  bản thân của cáp điện gây ra

Mặt nằm ngang chỗ uốn cong

Điểm cuối đoạn cáp điện

Điểm cuối của đoạn cáp điện uốn cong, nếu cáp điện lớn thì cần kẹp ở giữa đoạn uốn cong

Gần hộp nối cáp điện và đầu hộp nối cáp điện, cáp địên dẫn vào thiết bị điện hoặc chỗ bịt đầu cáp điện

Ở hai bên hộp nối cáp điện. Cách hộp nối đầu cáp điện hoặc chỗ bịt đầu cáp điện, không quá100 mm.

Chỗ đi qua khe lún, mạch co dãn

Hai bên khe lún, mạch co dãn

 

 

            3.13.Ốngluồn cáp điện không được uốn thành góc nhỏ quá 900 . Bán kính uốncong đoạn ống không được nhỏ quá các trị số sau:

            a.Khi ống đặt kín, bán kính uốn công đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 10 lần đườngkính ngoài của ống.

            b.Khi ống đặt hở và mỗi đoạn ống chỉ có một chỗ uốn, bán kính uốn cong đoạn ốngphải lớn hơn hoặc bằng 4 lần đường kính ngoài của ống.

            c.Với các trường hợp khác, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 6lần đường kính ngoài của ống.

            d.Khi cáp điện cách điện bằng cao su và có vỏ bọc ngoài bằng chì hoặc bằng nhựatổng hợp đặt trong ống thép, bán kính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng10 lần đường kính ngoài của cáp điện. Cáp điện có vỏ bọc bằng thép, nhôm, bánkính uốn cong đoạn ống phải lớn hơn hoặc bằng 15 lần đường kính ngoài của cápđiện.

            3.14.Khoảng cách giữa các điểm treo dây dẫn bọc cách điện hoặc cáp điện không có vỏbảo vệ cáp thép (dây thép) không được nhỏ quá 1m với dây dẫn cáp điện có mặtcắt ruột dẫn điện 1mm2 , không được nhỏ quá 1,5m với dây dẫn hoặccáp điện có mặt cắt ruột dẫn điện từ 1,5mmtrở lên.

            3.15.Nếu khoảng cách giao chéo giữa dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ với dâydẫn bọc cách điện có hoặc không có vỏ  bảo vệ nhỏ quá 10mm thì dây dẫn không có vỏ bảovệ phải được tăng cường cách điện ở những chỗ giao chéo nhau.

            3.16.Khi dây dẫn bọc cách điện và cáp điện có hoặc không có vỏ bảo vệ giao chéo vớiđường dẫn nhiên liệu lỏng và khí đốt không nhỏ quá 50mm, với đường dẫn nhiênliệu lỏng và khí đốt không nhỏ quá 100mm. Khi không đảm bảo được khoảng cáchtrên thì phải tăng cường bảo vệ cho dây dẫn và cáp điện chống các tác động vềcơ lý và đoạn dây dẫn, cáp điện được tăng cường bảo vệ ít nhất 250mm về mỗi phíađường ống.

            Khigiao chéo với đường ống dẫn nhiệt phải bảo vệ dây dẫn và cáp điện chống nhiệtđộ cao hoặc phải có các biện pháp thích hợp.

            3.17.Khoảng cách giữa dây dẫn và cáp điện với đường ống khi song song với nhau khôngnhỏ quá 100mm, với đường dẫn nhiên liệu, chất lỏng dễ cháy hoặc khí đốt khôngnhỏ quá 400 mm. Khi dây dẫn và cáp điện song song với ống dẫn nhiệt phải bảo vệchống nhiệt độ cao hoặc phải có các biện pháp  thích hợp.

            3.18.Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ khi xuyên tường vách ngăn, sàn, trầnnhà…. phải đặt trong ống cách điện. Ở phòng ẩm, rất ẩm hoặc ở đâu xa bên ngoàinhà phải dùng ống cách điện đầu cong. Khi tường,vách ngăn, sàn, trần nhà … bằngvật liệu dễ cháy, cháy, ống phải bằng vật liệu không cháy(sành , sứ…)

            3.19.Khi xuyên tường, sàn, trần nhà, vào hoặc ra ngoài nhà ….dây dẫn và cáp điệnphải luồn trong ống, hộp…. để dễ dàng thay thế. Để tránh nước thấm hoặc lọt vào ống (hộp), đọng nước hoặc chảy lanra. Ở những chỗ ống (hộp) đó phải nhét đầy các khe hở giữa dây dẫn, cáp điệnvới ống(hộp) đó kể cả với các ống, hộp dự trữ. Chất nhét đầy phải đảm bảo thaythế bổ sung dây dẫn, cáp điện được dễ dàng và phải có cấp chịu lửa không nhỏquá cấp chịu lửa không nhỏ quá cấp chịu lửa của tường, sàn, trần nhà.

            3.20.Cho phép đặt nhiều lớp dây dẫn, cáp điện trong hộp, nhưng phải ngăn cách mỗilớp với nhau. Tổng mặt cắt các dây dẫn, cáp điện kể cả các lớp vỏ bọc cách điệnvà các lớp vỏ bọc trên ngoài không được lớn hơn 35% mặt cắt bên trong với hộpkín và 40% với hộp hở nắp.

            3.21.Với đường dây dẫn đặt hở trong nhà, trừ những phòng ẩm, rất ẩm, phòng khôngcháy, khó cháy hoặc không có những vật nguy hiểm về cháy, không dùng loại cápđiện có vỏ bọc dây đay tẩm nhựa.

            3.23.Các ống, hộp, ống mền, bằng kim loại của đường dẫn điện phải đặt sao cho hơi ẩmkhông tụ lại, kể cả các khí ngưng tụ trong không khí.

            3.24.Trong phòng khô không có hơi và khi tác động tới vỏ cách điện và vỏ bọc ngoàidây dẫn và cáp điện, cho phép nối ống, hộp và ống mền bằng kim loại mà không cầnkín, khít.

            Nốiống, hộp và ống mền bằng kim loại với nhau cũng như khi nối vào cá hộp nối dây,các thiết bị điện phải thực hiện như sau:

-         Trong các phòng có hơi và khí có tác động tới vỏ bọc cáchđiện và vỏ bọc bên ngoài của dây dẫn và cáp điện, ở các thiết trí điện ngoàinhà và ở các chỗ nước hoặc nhũ tương có thể rơi vào, ống phải có thân kín vànắp đậy kín khít.

-         Trong các phòng có bụi, chỗ nối ống, hoặc chỗ nối ống vớihộp và hộp phải kín khít, tránh bụi.

      3.25. Nối ống hoặc nối ống với hộp bằng kim loại để sử dụng tronghệ thống nối đất hoặc nối không, phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn nốiđất các thiết bị điện QPVN 13-78.

 

      4. ĐƯỜNG DẪN ĐIỆN ĐẶT KÍN TRONG NHÀ

 

      4.1. Đường dẫn điện đặt kín trong ống, hộp và ống mền bằng kimloại phải thực hiện theo các Điều 3.12, 3.13, 3.19, 3.20, 3.22, 3.24, 3.25 vàtrong mọi trường hợp phải kín.

            4.2.Dây dẫn có vỏ bảo vệ và cáp điện, vỏ bằng vật liệu cháy, dây dẫn và cáp điệnkhông có vỏ bảo vệ khi đặt trong các rãnh kín, trong các kết cấu xây dựng bằngvật liệu cháy hoặc dưới các lớp gỗ ốp tường …. phải được ngăn cách về mọi phíabằng một lớp vật liệu không cháy.

            4.3.Khi đặt kín các ống, hộp bằng vật liệu khó cháy trong các hốc kín, các lỗ hổngcủa các kết cấu xây dựng, các ống, hộp phải được ngăn cách về mọi phía với cácbề mặt của các cấu kiện, chi tiết bằng vật liệu cháy bởi một lớp vật liệu khôngcháy dày ít nhất 10mm.

            4.4.Ở những phòng dễ cháy, cháy, cũng như ở những phòng có vật liệu dễ cháy, cháytrên mặt tường, vách ngăn, trần và mái nhà cùng các kết cấu xây dựng dễ cháy,các ống cách điện cháy được và dây dẫn được đặt trong lớp vật liệu không cháy(amiăng, phi- bơ-rô –xi-măng…) dày ít nhất 3mm hoặc trong vữa trát dày ít nhất5mm và vượt ra mỗi bên ống hoặc dây dẫn ít nhất 5mm.

            4.5.Cấm đặt dây dẫn, cáp điện trong ống thông hơi. Ở chỗ dây dẫn, cáp điện giaochéo với ống thông hơi phải đặt dây dẫn, cáp điện trong ống thép hoặc trong ốngphi – bờ -rô – xi – măng, ống sành, sứ…           

 

            4.6. Dây dẫn và cáp điện có hoặc không có vỏbảo vệ cháy được khi đặt trong các hộp gỗ hoặc dưới các lớp ốp tường bằng vậtliệu dễ cháy, cháy nếu không thực hiện được các yêu cầu theo Điều 4.4 thì phảiđặt dây dẫn, cáp điện trên các vật đỡ cách điện không cháy và phải đảm bảo cáchbề mặt bằng vật liệu  dễ cháy, cháy ítnhất 10mm.

            4.7.Khi đặt ống luồn dây dẫn, cáp điện trong các kết cấu xây dựng đúc sẵn hoặc cáckết cấu bê tông liền khối phải nối ống bằng cách ren răng hoặc hàn thật chắcchắn.

            4.8.Cấm đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bảo vệ ngầm trực tiếp trong hoặc dưới cáclớp vữa trát tường, trần nhà ở những chỗ có thể bị đóng đinh hoặc đục lỗ.

            4.9.Cấm đặt ngầm trực tiếp trong tường chịu lực (nằm ngang) khi bề sâu của rãnhchôn lớn quá 1/3 bề dày tường.

            4.10.Cấm đặt đường dẫn điện ngầm trong hoặc dưới lớp vữa trát, các loại dây dẫn cápđiện mà vỏ cách điện cũng như vỏ bảo vệ bị tác hại do lớp vữa này.

 

            5. ĐƯỜNG DẪN ĐIỆN TRONG TẦNG GIÁPMÁI

 

            5.1.Trong tầng giáp mái có thể dùng những hình thức đặt đường dẫn điện như sau:

            *Đặt hở:

            -Dây dẫn, cáp điện luồn trong ống cũng như dây dẫn có vỏ bảo vệ và cáp điện có vỏbảo vệ bọc ngoài bằng vật liệu không cháy, khó cháy đặt ở độ cao bất kỳ.

            -Dây dẫn một một ruột bọc cách điện không có vỏ bảo vệ bắt trên puly sứ hoặc sứđỡ phải đặt ở độ cao không nhỏ quá 2,5m. Khi đặt ở độ cao nhỏ quá 2,5 m phảibảo vệ tránh các va chạm.

            *Đặt kín trong tường và trần nhà bằng vật liệu không cháy, kể cả dưới hoặc tronglớp vữa trát ở độ cao bất kỳ.

            5.2.Khi đặt hở trong tầng giáp mái phải dùng dây dẫn, cáp điện ruột đồng.

            Chophép dùng dây dẫn, cáp điện ruột nhôm trong các nhà có mái và trần bằng vậtliệu không cháy và phải đặt trong ống thép hoặc phải đặt kín trong tường và máibằng vật liệu không cháy.

            Khiđặt dây dẫn và cáp điện trong ống thép, phải theo các Điều 3.12, 3.13, 3.18,3.19, 3.23, 3.24 và 3.25.

            5.3.Trong tầng giáp mái, cho phép đường dẫn điện rẽ nhánh tới các thiết bị đặt ởngoài nhưng phải dùng ống thép đặt hở hoặc đặt kín trong tường và mái bằng vậtliệu không cháy.

            5.4.Trong tầng giáp mái phải thực hiện việc nối dây hoặc rẽ nhánh trong các hộp nốidây hoặc hộp rẽ nhánh bằng kim loại.

            5.5.Thiết bị điều khiển, bảo vệ đèn chiếu sáng và các khí cụ điện khác của tầng giápmái phải đặt bên ngoài.

            5.6.Dây dẫn, cáp điện xuyên qua trần nhà bằng vật liệu cháy, dễ cháy lên tầng giápmái, phải luồn trong ống cách điện bằng vật liệu không cháy.

 

            6.ĐƯỜNG DẪN ĐIỆN NGOÀI NHÀ.

            6.1.Dây dẫn đặt ngoài nhà ở những nơi có người thường lui tới phải được bố trí, chechắn va chạm vào.

            Ởnhững chỗ nói trên, dây dẫn đặt hở theo tường hoặc các kết cấu xây dựng khác,phải có khoảng cách ít nhất là:

            a.Khi đặt nằm ngang:

            -Trên ban công, mái nhà              2,5m

            -Trên cửa sổ                                 0,5m

            -Dưới ban công                            1,0m

            -Dưới cửa sổ (kể từ bậu cửa)      1,0m           

            b.Khi đặt thẳng đứng:

            -Đến cửa sổ                                 0,75m

            -Đến ban công                             1,0m

            c.Cách mặt đất                             2,75m

            Nếutreo dây dẫn trên cột gần nhà, khoảng cách từ dây dẫn đến ban công và cửa sổkhi bị gió thổi lệch đi nhiều nhất không được nhỏ quá 1,5m.

            6.2.Cấm đặt dây dẫn điện ngoài nhà dọc theo mái nhà ở.

            6.3.Dây dẫn bọc cách điện không có vỏ bảo vệ đặt ngoài nhà, về mặt tiếp xúc coi nhưdây trần.

            6.4.Khoảng cách giữa các dây dẫn với nhau không được nhỏ hơn 100 mm khi khoảng cáchcố định dây dẫn 6m và không được nhỏ quá 150mm khi khoảng cách cố định lớn quá6m.

            Khoảngcách giữa các điểm cố định dây dẫn lấy theo Bảng 4.

            Khoảngcách từ dây dẫn đến tường và các kết cấu đỡ không được nhỏ quá 50mm.

            6.5.Khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đường khi giao chéo với đường xe cơ giới trongkhu công trình không được nhỏ quá 4,5m , ở lối đi không được nhỏ quá 3,5m.

            6.6.Dây dẫn, cáp điện khi đặt ngoài nhà trong ống thép, hộp …. phải theo Điều 3.12,3.13, 3.18, 3.19, 3.23, 3.24 và 3.25.

            Ốngthép đặt dưới đất phải được nhựa đường chống rỉ.

            6.7.Cấm đặt dây dẫn trong ống hoặc hộp chôn trực tiếp dưới đất ở ngoài nhà.

            6.8.Đầu vào nhà xuyên tường phải luồn trong ống cách điện không cháy và phải có cấutạo tránh nước đọng và chảy vào nhà.

            6.9.Khoảng cách của dây dẫn trước khi vào nhà và vào nhà tới mặt đất không nhỏ quá2,75m.

            6.10.Khoảng cách giữa các dây dẫn ở đầu vào nhà với nhau cũng như từ các dây dẫn gầnnhất tới phần nhô ra của nhà (mái hắt…) không được nhỏ quá 200mm.

            6.11.Đầu vào nhà cho phép xuyên qua mái nhưng phải đặt trong ống thép, đồng thờiphải đảm bảo khoảng cách từ vật cách điện đỡ dây của đầu vào đến mái không nhỏquá 2,75m.

            Vớinhững công trình thấp tầng (các gian bán hàng, kiốt, nhà lưu động… ) mà trênmái không có người lui tới, khoảng cách từ dây dẫn vào nhà và rẽ nhánh tới máikhông được nhỏ quá 0,5m. Khi đó khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đất không nhỏquá 2,75m.

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 1

MỘT SỐTHUẬT NGỮ, ĐỊNH NGHĨA

 

            1.Đường dẫn điện là tập hợp  các dây dẫn,cáp điện cùng các kết cấu, chi tiết bắt giữa và bảo vệ.

            2.Đường dẫn điện đặt hở là đường dẫn điện đặt cố định hoặc di động.

            3.Đường dẫn điện đặt kín là đường dẫn điện đặt trong các kết cấu của nhà (tronghoặc dưới vữa trát, dưới các tấm ốp lát, trong tường, sàn, trần và mái nhà … )

            4.Đường dẫn điện ngoài nhà là đường dẫn điện đặt theo mặt tường ngoài nhà, dướicác mái hắt, cũng như các đường dẫn điện nối giữa các nhà với nhau trong khucông trình, đặt trên các cột ( không quá 4 khoảng cột với chiều dài mỗi khoảngcột không quá 25m).

            Nhánhrẽ từ đường dây trên không điện áp đến 1.000V tới đầu vào nhà thuộc về đườngdây trên không.

            Đườngdẫn điện ngoài nhà có thể đặt kín hoặc đặt hở.

            5.Đầu vào nhà là đường dẫn điện nối liền đường dây bên ngoài với đường dây bêntrong nhà kể từ vật cách dẫn điện ở tường ngoài nhà (mái nhà) đến thiết bị đầuvào.

            6.Dây dẫn bọc cách điện có bảo vệ là dây dẫn mà trên bề mặt có vỏ bọc bằng kimloại hoặc bằng các vật liệu khác để tránh hư hỏng do các lực tác động bên ngoài.

            7.Dây dẫn bọc cách điện không có bảo vệ là dây dẫn mà trên bề mặt cách điện khôngcó vỏ bọc đặc biệt để tránh hư hỏng do các lực tác động bên ngoài.

            8.Dây dẫn cứng là dây dẫn có ruột là dây đồng hoặc dây nhôm, một hoặc nhiều sợixoắn lại với nhau, sản phẩm đồng hoặc nhôm này sau khi qua các công  đoạn chưa được ủ trong lò nhiệt nên dây vẫncòn bị biến tính cứng.

            9.Dây điện nửa cứng là dây dẫn có ruột là dây đồng hoặc dây nhôm, một hoặc nhiềusợi xoắn lại với nhau, sản phẩm đồng hoặc nhôm này sau khi qua các công đoạnđược ủ ở một nhiệt độ thích hợp.

            10.Dây điện là dây dẫn có ruột là dây đồng hoặc dây nhôm, một hoặc nhiều sợi xoắnlại với nhau, sản phẩm đồng hoặc nhôm này sau khi qua các công đoạn được ủ ởnhiệt độ cao để đạt tới một độ mền dẻo cần thiết.

            11.Hộp là kết cấu có mặt cắt hình chữ nhật, hoặc các hình dạng khác, dùng để đặtdây dẫn và cáp điện.

            Hộpcó thể kín hoặc có nắp có thể tháo mở được. Hộp không có nắp đậy gọi là máng.Các thành hộp, thành máng có thể làm bằng các tấm liền mặt, có lỗ hoặc có hìnhthức lưới.

            Hộpkín phải có thành kín. Hộp có thể đặt trong hoặc ngoài nhà.

            12.Dàn là cấu kiện hở dùng để đặt dây dẫn và cáp điện trong hoặc ngoài nhà.

            Dànkhông bảo vệ được dây dẫn và cáp điện tránh các tác động cơ học. Dàn phải đượcchế tạo bằng vật liệu không cháy.

            13.Dây căng là phần chịu lực của đường dẫn điện, bằng dây thép hoặc cáp thép căng trongkhông gian, dùng để treo dây dẫn, cáp điện, từng dây hay từng bó.

 

Phụ lục 2

ĐẶC ĐIỂM VÀPHÂN LOẠI MỘT SỐ PHÒNG THEO TÍNH CHẤT MÔI TRƯỜNG.

 

            1.Phòng khô là phòng có độ ẩm tương đối không lớn quá 75%. Khi không có nhữngđiều kiện nêu trong các Điều 5,6,7 thì phòng đó gọi là phòng bình thường.

            Vídụ: Trong nhà ở thì trừ khu xí tắm, vệ sinh, khu bếp, tầng hầm, phòng đặt máybơm nước, các phòng còn lại là phòng bình thường.

             2. Phòng ẩm là phòng có độ ẩm tương đối lớnquá 75% trong thời gian dài.

            Vídụ: Khu bếp, tầng hầm … trong nhà ở.

            3.Phòng rất ẩm là phòng có độ ẩm tương đối xấp xỉ 100% trong thời gian dài.

            4.Phòng nóng là phòng có nhiệt độ quá 350 C trong thời gian dài.

            5.Phòng hoặc nơi có bụi là phòng hoặc nơi có nhiều bụi do quá trình sản xuất hoặcsử dụng sinh ra.

            Phònghoặc nơi có bụi được chia ra thành phòng hoặc nơi có bụi dẫn điện.

            6.Nơi có môi trường hoạt tính hóa học là nơi thường xuyên hoặc trong thời giandài có sản xuất, cất giữ hoặc sử dụng các loại hơi, chất phá hoại cách điện, vỏbọc và những phần dẫn điện của thiết bị điện, dây dẫn và cáp điện.

            7.Phòng hoặc nơi nguy hiểm về điện:

            *Phòng hoặc nơi nguy hiểm là phòng hoặc nơi có một trong những yếu tố sau:

            -Ẩm hoặc có bụi dẫn điện.

            -Nền, sàn nhà dẫn điện (bằng kim loại, đất, bê tông, cốt thép, gạch …)

            -Có khả năng để người tiếp xúc đồng thời với một bên là các kết cấu kim loại củacông trình hoặc các máy móc, thiết bị công nghệ, các đồ đạc dụng cụ bằng kimloại … để nối đất, còn một bên là vỏ kim loại của các thiết bị điện.

            *Phòng hoặc nơi rất nguy hiểm là phòng hoặc nơi có một  trong các yếu tố sau:

            -Rất ẩm

            -Môi trường hoạt tính hóa học

            -Đồng thời có hai yếu tố của phòng hoặc nơi nguy hiểm.

            +Phòng hoặc nơi ít nguy hiểm là phòng hoặc nơi không thuộc hai loại trên.

            8.Phòng hoặc nơi có nguy hiểm về cháy là những phòng hoặc nơi sản xuất, cất giữ,hoặc sử dụng các chất rắn hoặc sợi (gỗ, vải …) các chất lỏng cháy có nhiệt độ bốccháy của hơi lớn quá 450 C (các kho dầu hóa chất ….) hoặc ở nhữngnơi trong quá trình sử dụng sinh ra hơi bụi hoặc sợi cháy ở trạng thái bay lơlửng (như xưởng tiện gỗ)

            9.Phòng hoặc nơi có nguy hiểm về nổ là phòng hoặc nơi  trong đó qua quá trình công nghệ có thể  tạo các hỗn hợp nổ.

 

 

Bảng 1: Phân loại một số phòng theo tínhchất môi trường

 

                  

      

Tên phòng hoặc loại công trình

Phân loại phòng theo tính chất môi trường

Khô

Ẩm

Rất ẩm

Bụi

Nóng

Hoạt tính hóa học

Nguy hiểm về cháy

Nguy hiểm về nổ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

1- Nhà ở ký túc xá, nhà ở  kiểu biệt thự

- Khu vệ sinh, xí tắm, giặt

 

 

 

x

 

 

 

 

- Khu bếp

 

x

 

 

 

 

 

 

- Tầng hầm

 

X

 

 

 

 

 

 

- Nơi đặt máy bơm, trạm bơm nước

 

X

 

 

 

 

 

 

- Các phòng khác

x

 

 

 

 

 

 

 

2- Khách sạn, phòng nghỉ

- Khu vệ sinh, xí tắm, phòng giặt, phòng (nơi) rửa bát đĩa, dụng cụ, phòng(nơi) rửa mặt, rửa tay…

 

 

x

 

 

 

 

 

- Khu bếp kể cả nơi gia công thức ăn

 

x

 

 

 

 

 

 

- Phòng ăn, phòng chơi, phòng ngủ, phòng (nơi) giải trí.

x

 

 

 

 

 

 

 

- Kho vải sợi, chăn màn, đệm

x

 

 

 

 

 

x

 

- Kho xăng dầu , chất cháy, nhà (nơi) để xe ôtô

x

 

 

 

 

 

x

 

- Các nơi khác

x

 

 

 

 

 

 

 

3-Các cửa hàng xí nghiệp, dịch vụ

- Khu vệ sinhh, xí tắm của tất cả các loại cửa hàng xí nghiệp dịch vụ

 

 

x

 

 

 

 

 

- Quầy bách hóa, bông vải sợi, may mặc, đồ da, nhựa, chất dẻo, cao su, gỗ…

x

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

- Quầy hàng chất đốt, dầu hỏa, củi, mây tre, nan, gỗ …

x

 

 

 

 

 

x

 

- Nơi giặt là, tẩy nhuộm, hấp của các loại xí nghiệp dịch vụ.

 

 

x

 

 

 

x

 

- Nơi đóng xén giấy tờ, sổ sách hoặc cất giữ các giấy tờ sổ sách.

x

 

 

 

 

 

x

 

- Kho vật liệu hoặc các thành phần của tơ lụa, bông vải sợi, len, dạ, giấy, tranh, ảnh, sách, báo, văn hóa phẩm, sơn, các đồ dùng bằng cao su, chất dẻo, mây tre nan, dầu lửa, củi, khí đốt…

x

 

 

 

 

 

 

 

- Trạm bơm nước

 

 

x

 

 

 

 

 

- Các nơi khác

x

 

 

 

 

 

 

 

4- Bệnh viện, phòng khám, hiệu thuốc

- Phòng khám đa khoa 

x

 

 

 

 

 

 

 

- Phòng mổ, kể cả phòng gây mê,hồi sức, cấp cứu, phòng đẻ.

 

 

 

x

 

 

 

x

x

- Phòng bệnh nhân

x

 

 

 

 

 

 

 

- Phòng bó bột thay băng

 

 

x

 

 

 

 

 

- Phòng cất giữ phim, đọc phim

 

x

 

 

 

 

x

 

- Phòng tráng rửa phim, giặt quần áo, rửa bát đĩa, dụng cụ

 

 

x

 

 

 

 

 

- Phòng hấp dụng cụ, là quần áo

x

 

 

 

 

 

 

 

- Phòng điều chế huyết thanh, phòng vô trùng

 

x

 

 

 

 

 

 

- Bếp và khu gia công, chế biến thức ăn sống, chia thức ăn

 

x

 

 

 

 

 

 

- Khu vệ sinh, xí tắm, tháo thụt, nhà lạnh, kho lạnh.

 

x

 

 

 

 

 

 

- Kho xăng dầu, kho chứa bình ôxy, ête

 

 

 

 

 

 

x

x

- Trạm bơm nước

 

 

x

 

 

 

 

 

Các nơi khác

x

 

 

 

 

 

 

 

5- Nhà trẻ, nhà mẫu giáo

- Phòng (khu) vệ sinh, xí tắm, ngồi bô  

 

 

x

 

 

 

 

 

- Các nơi khác

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6 - Trường phổ thông, đại học, trung học, kỹ thuật, dạy nghề

- Khu vệ sinh, xí tắm

 

 

x

 

 

 

 

 

- Các phòng lạnh, kho lạnh

 

 

x

 

 

 

 

 

- Phòng lưu trữ của thư viện 

x

 

 

 

 

 

x

 

- Phòng thí nghiệm thủy lực

 

 

x

 

 

 

 

 

- Phòng thí nghiệm hóa

 

 

x

 

 

 

 

 

- Phòng rửa dụng cụ, chai lọ

 

 

x

 

 

 

 

 

- Các phòng khác

7- Trụ sở cơ quan, nhà hành chính, công trình văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao

- Khu vệ sinh, xí tắm của công trình nói trên

 

 

x

 

 

 

 

 

- Nơi lưu trữ giấy tờ, hồ sơ, bản vẽ, phim ảnh, phông màn, tranh ảnh…

x

 

 

 

 

 

x

 

- Trạm bơm nước

 

 

x

 

 

 

 

 

- Bể bơi các loại

 

 

x

 

 

 

 

 

- Các nơi khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  Thông tin chi tiết
Tên file:
20 TCN 25 – 1991
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
T-M Co., Ltd (tmvietnam@yahoo.com)
Website hỗ trợ:
http://tmpccc.com
Thuộc chủ đề:
Tiêu chuẩn Ngành
Gửi lên:
10/04/2011 07:19
Cập nhật:
16/04/2011 02:15
Người gửi:
tmvietnam
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
N/A
Xem:
4297
Tải về:
151
  Tải về
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Sơ đồ tổ chức

Sơ đồ tổ chức THIDACO

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến công ty Thiên Đăng từ thông tin nào?

Thống kê
  • Đang truy cập167
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm144
  • Hôm nay23,720
  • Tháng hiện tại363,282
  • Tổng lượt truy cập23,063,125
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi