Phòng chống sét đánh bằng kim thu sét INGESCO(SPAIN)-SCHIRTEC(ÁO).
Sét có thể lan truyền qua các đường dây điện thoại, cáp đồng trục và đường truyền tín hiệu, làm điện áp tăng đột ngột, gây thiệt hại cho các thiết bị điện, điện thoại và hệ thống xử lý dữ liệu. Các loại thiết bị cắt, lọc sét có nhiệm vụ chặn dòng xung sét không cho vào công trình mà chuyển hướng nó vào đường dây mass dẫn xuống lòng đất qua hệ thống tiếp đất.
Sét có thể lan truyền qua các đường dây điện thoại, cáp đồng trục và đường truyền tín hiệu, làm điện áp tăng đột ngột, gây thiệt hại cho các thiết bị điện, điện thoại và hệ thống xử lý dữ liệu. Các loại thiết bị cắt, lọc sét có nhiệm vụ chặn dòng xung sét không cho vào công trình mà chuyển hướng nó vào đường dây mass dẫn xuống lòng đất qua hệ thống tiếp đất.
Thiết bị cắt và lọc sét SYCOM(USA)-NOVARIS(ÚC).
Với thiết bị cắt, lọc sét SYCOM(USA)-NOVARIS(ÚC), phần lớn năng lượng sét được chuyển xuống đất. Tuy nhiên độ biến thiên của dòng sét vẫn còn lớn, ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử nhạy cảm (như thiết bị thu phát sóng). Do vậy nhiều thiết bị chống sét lan truyền còn có thêm phần lọc sét, nhằm tiếp tục cắt giảm biên độ xung sét và tốc độ biến thiên dòng và áp của sét.
Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại thiết bị chống sét lan truyền của nhiều hãng sản xuất khác nhau nhưng thiết bị chống sét lan truyền của hãng Sycom-Novaris được thiết kế và kiểm định chịu được dòng sét cao và liên tục bảo đảm tính an toàn cho người sử dụng bảo vệ các thiết bị. Tuy nhiên hiệu quả chống sét lan truyền không phải là tuyệt đối mặc dù các hãng sản xuất và nhà quản lý mạng bảo vệ ở mức độ tối ưu của thiết bị người sử dụng cần tìm hiểu xuất xứ, các tiêu chuẩn, cũng như thông số kỷ thuật của thiết bị cần bảo vệ. Thế nên vào mùa mưa bão vẫn thường xảy ra hiện tượng sét đánh vào tổng đài hay trạm điện. Mới đây nhất là sự kiện sét đánh vào tổng đài Vinaphone tại Kiên Giang làm hư hỏng thiết bị và mất sóng mạng điện thoại trong nhiều giờ liền. Theo các nhà chuyên môn, hệ thống chống sét lan truyền cần phải được kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên, nhất là với dây phân tán và hệ thống tiếp đất. Chỉ một khâu có trục trặc thì toàn bộ hệ thống khó phát huy tác dụng. Cần bảo vệ thiết bị từ những xung điện lan truyền trên đường nguồn, bởi một công trình dù được trang bị một hệ thống bảo vệ chống sét trực tiếp thích hợp thì vẫn còn có nguy cơ xung điện quá áp lan truyền theo những cáp điện bên ngoài do ghép nối dung kháng hoặc cảm kháng từ những cú sét đánh trực tiếp hoặc lân cận, đồng thời có thể do cắt chuyển nguồn và phân phối nguồn không ổn định. Việc cắt và lọc hiệu quả những xung điện lan truyền tại điểm nhập của nguồn vào trạm là cần thiết.
Đối với người tiêu dùng, để bảo vệ thiết bị khỏi hư hỏng do sét lan truyền theo đường dây, cần phải lắp thiết bị chống sét NOVARIS(ÚC) và SYCOM(USA) ở đường vào thiết bị, chống sét cho modem và thu lôi INGESCO cho khu vực nhà. Biện pháp đơn giản nhất là rút dây truyền dẫn vào thiết bị khi trời mưa sét!
Sét lan truyền như thế nào?
Phần lớn các dây dẫn điện nguồn cao thế và các dây điện thoại, mạng, đều ở trên không (không đi ngầm dưới đất) nên dễ dàng hứng chịu các dòng sét đánh từ trên xuống. Khi một điểm trên những đường dây dẫn này (ở xa ngoài vùng bảo vệ của sét đánh thẳng) hút phải dòng sét quá lớn, cường độ xung sét và điện thế cùng các tác động của nó sẽ lan truyền vào công trình và có thể gây: cháy bảng điện, hỏng máy phát điện, máy biến áp và máy tính...
Kế hoạch phòng chống sét cho mỗi người
Theo khuyến cáo của Viện vật lý địa cầu Việt Nam, mỗi người cần có kế hoạch phòng chống sét vào mùa mưa bão. Khi làm ở khu vực nào đó, để ý trước các nơi có thể trú
mưa và tránh sét an toàn. Phải tính được thời gian từ chỗ làm việc đến nơi an toàn, vì cơn dông thường kéo đến rất nhanh. Khi đang ở nơi không an toàn, cần để ý đến các dấu hiệu của dông như mây đen, khí lạnh và gió.
Thực hiện quy tắc nhìn - nghe: khi sét xảy ra, thoạt tiên ta thấy tia chớp lóe lên và sau đó là tiếng sấm. Nếu bạn tính khoảng thời gian từ lúc nhìn thấy tia chớp lóe lên đến lúc nghe thấy tiếng sấm thì có thể xác định được khoảng cách với nơi sét xảy ra, bằng việc chia số giây cho 3. Ví dụ đếm được 3 giây thì khoảng cách sét là 3/3 = 1 km. Nếu như khoảng thời gian bạn đếm được nhỏ hơn 30 giây, thì bạn đã nằm trong tầm ngắm của tia sét rồi và phải cẩn thận. Nếu thời gian này nhỏ hơn 20 giây thì phải di chuyển đến nơi an toàn hơn. Sét có thể đánh cách xa nơi có mưa tới 15 - 20 km.
Khi trời sắp xảy ra dông, thì tốt nhất là nên về nhà. Chỗ an toàn để tránh sét là các tòa nhà có lắp đặt cột thu lôi. Khi ở trong nhà, nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện; tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước; không nên dùng điện thoại trừ trường hợp cần thiết; rút phích cắm các thiết bị điện và anten; tránh ở gần các dây điện thoại và dây điện (cách ít nhất 1 m).
Nguồn tin: T-M J.S.C
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Thiên Đăng xây dựng mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và chặt chẽ với các đối tác là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ở khắp nơi trên thế giới nhằm học hỏi những kinh nghiệm, công nghệ mới, làm cầu nối để phân phối các sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng Việt Nam Bên cạnh đó, chúng tôi...